Giáo dục Đào tạo là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm

Đăng ngày: 11/09/2023
​Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến năm học 2022-2023, mạng lưới trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh là 193 trường, chiếm tỷ lệ 20,7% trên tổng số trường, trong đó: mầm non có 157 trường, tỷ lệ 41,4%; tiểu học có 5 trường, tỷ lệ 1,7%; THCS có 4 trường, tỷ lệ 2,2% và THPT có 27 trường, tỷ lệ 35,1%.

​    Hiện tại, số trường ngoài công lập trên toàn quốc là 6,68%, tỷ lệ của tỉnh là 20,7%; tỷ lệ học sinh ngoài công lập trên toàn quốc là 6%, tỷ lệ học sinh của tỉnh ngoài công lập là 18%; tỷ lệ xã hội hóa tỉnh Đồng Nai so với toàn quốc gấp 3 lần, cao hơn so với mặt bằng chung. Nếu học sinh học ở trường tư, người dân còn tâm lý e ngại về chất lượng và học phí học. Theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy phải chấp nhận một số lượng học sinh học ở trường tư thục. Nếu tăng xã hội hóa đồng nghĩa đẩy gánh nặng về phía người dân. Theo chỉ đạo bắt buộc tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Đồng Nai đã vượt xa so với quy định. Hiện nay, cấp tiểu học và THCS xã hội hóa thấp do nhà nước đã phổ cập, ngân sách nhà nước đảm bảo bố trí hoàn toàn chỗ học cho học sinh cấp tiểu học và THCS nên đây là một điều đáng khích lệ của tỉnh. Đối với một số phụ huynh có nhu cầu nâng cao về trình độ về ngoại ngữ cho con em thì sẽ lựa chọn đăng ký cho con học ngoài công lập.
    Thời gian tới, đề nghị các địa phương chủ động quy hoạch đất để xây dựng trường học nhằm đáp ứng nhu cầu tăng dân số cơ học; ngành giáo dục phối hợp với Sở Nội vụ trong việc điều tiết biên chế khi tăng số lượng trường học, học sinh. Thực hiện tốt chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tại Văn bản số 207-CV/TU ngày 03/6/2023 kết luận của Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng và các địa phương về tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh.
    Theo đại biểu, khó khăn của ngành giáo dục hiện nay là tuyển giáo viên, những bộ môn khó tuyển giáo viên như: mỹ thuật, tin học, âm nhạc,… xu thế bỏ nghề càng nhiều, do lương rất thấp. Ngành giáo dục sớm tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế để giải quyết tình thế. Theo đại biểu, thực hiện xã hội hoá ngành giáo dục rất khó đối với những vùng không có học sinh.
    Hiện nay chương trình giáo dục mới với nhiều bộ sách, sách học xong không để lại cho lớp sau được. Đề nghị có kiến nghị nên sử dụng chung một bộ sách và dùng được nhiều lần để giảm bớt chi phí.

​Nguyễn Thị Oanh