Tình trạng xâm hại trẻ em theo đánh giá của Đại biểu HĐND tỉnh

Đăng ngày: 11/09/2023
​Đại biểu đánh giá, tỷ lệ xâm hại trẻ em có thể còn cao hơn do tâm lý của người Việt có những trường hợp hậu quả xấu đã xảy ra nhưng gia đình giấu kín thông tin.

​    Đại biểu đánh giá, tỷ lệ xâm hại trẻ em có thể còn cao hơn do tâm lý của người Việt có những trường hợp hậu quả xấu đã xảy ra nhưng gia đình giấu kín thông tin. Theo báo cáo, tính đến ngày 10/6/2023 số trẻ em bị xâm hại tình dục giảm 06 trường hợp so cùng kỳ, nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh vẫn có 55 em bị xâm hại, có nhiều vụ rất nghiêm trọng, đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của các em. Trong 55 vụ xâm hại, có trên 30 vụ do các em tự nguyện (do chưa nhận thức được) được người nhà phát hiện và tố cáo lên chính quyền; 06 vụ dùng bạo lực để ép buộc; còn lại dùng vật chất để dụ dỗ các em; vụ việc chủ yếu xảy ra ở khu vực nông thôn, người xâm hại là người không có nghề nghiệp, lang thang.
    Những vấn đề trên
phản ánh sự an toàn của trẻ em trong xã hội chưa ca từ đó đặt ra trách nhiệm chăm lo cho trẻ em. Theo đại biểu, trách nhiệm của các ngành, đặc biệt là ngành Lao động Thương binh-Xã hội; các địa phương (phường, xã) và trường học là nơi gần các em nhất, việc tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện các biện pháp để bảo vệ các em như thế nào, chưa được làm rõ nguyên nhân. Hiện nay, tình hình tội phạm núp bóng gia tăng; trình độ hiểu biết pháp luật của các em còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa việc sử dụng trang mạng xã hội của các em gia tăng; công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em chưa kịp thời; công tác quản lý nhà nước đối với nhà nghỉ, internet chưa chặt chẽ.
    Đại biểu đề xuất một số giải pháp như: mời các chuyên gia tuyên truyền, phân tích việc sử dụng mạng xã hội tại các trường học; tăng cường công tác tuyên truyền qua nhiều hình thức rộng rãi khác nhau, trên loa phát thanh hàng ngày của địa phương, nhất là tuyên truyền tại các khu vực nhà trọ, đối với các trường hợp bố mẹ không có điều kiện tuyên truyền cho các em. Bên cạnh đó, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp, phân tích cụ thể nguyên nhân của từng trường hợp, trên cơ sở đó có những giải pháp cụ thể, khả thi để giảm tỷ lệ này trong thời gian tới.
   Bên cạnh đó, số vụ phạm pháp hình sự còn diễn biến phức tạp, tăng 128 vụ (23,52%) so với cùng kỳ năm 2022; tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở hầu hết các địa phương. Các vụ việc năm 2022 còn tồn đọng nhiều, là tỉnh công nghiệp có số lao động đông (70% là người ngoài địa phương); nhiều tội phạm xuất phát từ quan hệ xã hội nên việc phòng, ngừa khó khăn; ý thức của người nhân trong bảo quản quản lý tài sản, phương tiện chưa tốt; nhiều địa phương chưa quan tâm trong công tác phòng, ngừa tội phạm; việc quản lý, xử lý các đối tượng liên quan đến việc mua bán ma túy còn phức tạp, là mầm mống nảy sinh nhiều vấn đề; công tác giáo dục, môi trường sống tác động đến các đối tượng trẻ em.
    Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, nếu người dân mất việc làm nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Đại biểu đề nghị cần có dự báo đúng tình hình để có giải pháp phù hợp; ngoài các biện pháp nghiệp vụ, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho các cơ quan báo chí của tỉnh bên cạnh đăng tin sự kiện, cần phân tích sâu hơn về hậu quả pháp lý để người dân biết và răn đe.

Nguyễn Thị Oanh