Theo quy định
tại Điều 58 thì Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình giám sát
hằng năm của Hội đồng nhân dân trên cơ sở đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân
dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương; kiến nghị gửi chậm nhất là ngày 01 tháng 3. Thực tế
Thường trực HĐND đều tiếp nhận được đề nghị của các chủ thể nêu trên nhưng
không theo trình tự thời gian của Luật. Cụ thể, tiếp nhận đề nghị của cử tri
tại các kỳ tiếp xúc, qua đơn thư; của UBMTTQVN cùng cấp qua báo cáo tham gia
xây dựng chính quyền và kiến nghị tại các kỳ họp và tại các Hội nghị phản biện
xã hội và tại các cuộc họp, phiên họp của Thường trực HĐND.
Thảo luận và chất vấn của đại biểu góp phần tạo nên chất lượng của kỳ họp
Trong hoạt động
xem xét báo cáo thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Điều
59 quy định về trách nhiệm xem xét báo cáo của HĐND bao gồm các báo cáo
thường kỳ 6 tháng, cả năm của HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan Thi hành án dân
sự và các báo cáo mang tính chất chuyên đề như: Báo cáo của Ủy ban nhân dân về thực hiện ngân sách
nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống
tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về công tác phòng, chống
tội phạm và vi phạm pháp luật và về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của cử triquy định này đã được HĐND 3 cấp tỉnh Đồng Nai chấp hành
nghiêm túc.
Đai biểu tham gia một kỳ họp HĐND tỉnhạ
Riêng HĐND tỉnh, ngoài 05 báo cáo chuyên đề theo Luật, xuất phát từ
thực tế, HĐND còn xem xét còn bổ sung 04 báo cáo chuyên đề khác như: (1). Tình
hình thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; (2). kết quả
thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em; (3). công tác bảo vệ
môi trường của năm và (4). tổng quan về hiện trạng môi trường trên địa bàn
tỉnh, báo cáo vào kỳ họp cuối năm của năm cuối của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân.
Việc xem xét
được tiến hành thông qua hình thức: Các Ban HĐND nghiên cứu báo cáo, kết hợp
với kết quả giám sát thường xuyên để có nhận định, đánh giá trong báo cáo thẩm
tra của Ban; đại biểu HĐND nghiên cứu báo cáo từ đó có ý kiến thảo luận, chất
vấn đối với vấn đề mà mình quan tâm. Các nội dung đặt ra trong quá trình thẩm
tra, thảo luận, chất vấn đều được UBND giải trình, tiếp thu.
Nguyễn Thị Oanh