Trong 03 năm thực hiện Đề án tập
trung, giải quyết đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tiếp
nhận và quản lý 219 lượt người lang thang trong đó có: 135 người nam và 84
người nữ; có 102 người cao tuổi, 75 trẻ em, 42 người trong độ tuổi lao động;
phân theo quốc tịch có 194 người Việt Nam và 25 người nước ngoài. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai thực hiện Đề án đến nay có một số văn bản căn cứ pháp lý đã hết hiệu
lực và đã được thay thế; công tác phối hợp giải quyết người lang thang, xin ăn
không còn phù hợp với quy định chính sách và yêu cầu nhiệm vụ thực tế như tình
hình hiện nay. Theo đó, việc thay thế Quyết định số 4272/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh là cần thiết.
Đề án này quy định về việc tập trung, quản lý
và nuôi dưỡng tạm thời người lang thang, xin ăn trên địa bàn toàn tỉnh; phân
loại, xử lý, giải quyết sau khi tiếp nhận đối tượng người lang thang, xin ăn
tập trung vào Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai. Đối tượng áp dụng, gồm: Người
sống lang thang không có nơi cư trú nhất định, thường sử dụng vỉa hè, công
viên, chợ, bến xe,... làm nơi xin ăn, sinh sống; người bán hàng kết hợp xin
ăn...;Người tâm thần lang thang không xác định được thân nhân; Người dẫn dắt (đi cùng) các đối tượng là người yếu thế (như: Trẻ em, người khuyêt tật, người cao tuổi, người tâm
thần đi lang thang, bán hàng rong để xin ăn); Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
thực hiện Đề án.
Hình ảnh trẻ lang thang sinh sống trên những con hẻm
Đối với những trường hợp cá nhân, tổ chức
thuê mướn, ép buộc, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo... lợi dụng “chăn dắt” những người
yếu thế đi lang thang, xin ăn nhằm mục đích để trục lợi là vi phạm pháp luật
thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ
cụ thể và đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án. Trong quá trình thực hiện nêu có khó khăn, vướng mắc,
báo cáo tham mưu UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.
Ngọc Diệp