Nội
dung chất vấn được các đại biểu gửi trước về Thường trực HĐND; một số ít nội
dung chất vấn được đặt ra sau khi thảo luận hoặc phát sinh tại phiên chất
vấn. Các nội dung chất vấn được Thường trực HĐND cùng lãnh đạo các Ban xem xét
và chọn lọc theo nhóm vấn đề, liên quan đến nhiều ngành để tiến hành chất vấn
theo nhóm vấn đề. Phiên chất vấn luôn được HĐND cải tiến cách thức điều hành
sao cho cả người chất vấn lẫn người trả lời chất vấn có sự chuẩn bị, tránh hỏi
chiếu lệ, trả lời qua loa. Từ năm 2017 đến nay, HĐND hai cấp đã thực hiện 153
phiên chất vấn về 556 nội dung (Cấp tỉnh: HĐND tỉnh đã thực hiện 12 phiên chất
vấn về 109 nội dung. Cấp huyện: HĐND các huyện, thành phố đã thực hiện 141
phiên chất vấn về 447 nội dung).
Một số đại biểu tích cực trong việc tham gia hoạt động HĐND
Trong quá trình chất vấn, đại biểu chất vấn và các đại biểu khác đặt
thêm vấn đề để làm rõ những nội dung có liên quan. Chủ tịch UBND, thành viên
của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ
trưởng cơ quan thuộc UBND được chất vấn trả lời ngắn gọn, trọng tâm, đúng vấn
đề, không giải trình dài, xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân, thời gian giải
quyết vấn đề; nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm đối với những tồn tại
thuộc lĩnh vực mình phụ trách, tập trung giải quyết những nội dung được chất
vấn và thời gian hoàn thành như đã hứa.
Đại biểu HĐND chất vấn tại kỳ họp
Trong hoạt động
giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp dưới trực tiếp: Hoạt động này chủ yếu đại biểu thực hiện thông qua
việc tham gia với hoạt động của các Ban HĐND và Thường trực HĐND và phát huy
chủ yếu ở đại biểu chuyên trách (Ba ban HĐND tỉnh có 21/81 đại biểu, tỷ lệ gần 30%; đối với
cấp huyện, cấp xã, tỷ lệ tham gia Ban HĐND cũng tương đương cấp tỉnh_.
Trong hoạt động
giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, các đại biểu HĐND luôn tập trung
nghiên cứu các báo cáo trình tại kỳ họp kết hợp với những nguồn thông tin thực
tế mà đại biểu tìm hiểu, nắm bắt về các lĩnh vực liên quan nên đã có những đánh
giá toàn diện, khách quan, thẳng thắn, đề ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể,
khả thi đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị góp phần nâng tầm hiệu quả
giám sát tại các kỳ họp HĐND.
Trong hoạt động
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân: Nội dung
này tương tự như hoạt động giám sát quyết định của ủy ban nhân dân cùng cấp và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới.
Bên cạnh đó, hoạt động của đại biểu còn những hạn chế: Giám sát thông
qua hoạt động chất vấn mới chỉ tập trung vào một số đại biểu có tinh thần tích
cực, có kinh nghiệm trong việc tham gia hoạt động đại biểu; đại biểu chuyên
trách và đại biểu thuộc khối Đảng, đoàn thể. Mặc dù Luật quy định quyền chủ động của đại biểu trong nhiều hoạt động
như giám sát, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giải thích trả lời
các ý kiến, kiến nghị của cử tri nhưng hầu hết đại biểu thiếu chủ động mà đều
thông qua Thường trực HĐND cùng cấp để xử lý. Việc dành 1/3 thời gian cho hoạt động HĐND trong đó có hoạt động giám
sát của đại biểu không chuyên trách là không thực hiện được do cơ cấu đại biểu
là lãnh đạo các ngành, địa phương nên phải giành thời gian để đảm đương công
việc chuyên môn tại cơ quan, đơn vị.
Nguyễn Thị Oanh