Sự quan tâm của
các cấp ủy Đảng trong công tác bố trí nhân sự và lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
HĐND. Luật Hoạt động giám sát được ban hành với các quy định tương đối đầy đủ,
thống nhất cùng Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành;
các văn bản trao đổi, trả lời của Ban Công tác đại biểu đối với những khó khăn,
vướng mắc của địa phương đã tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện.
Ban KTNS khảo sát tại một điểm xử lý rác
Việc ghi nhận
Thường trực, các Ban HĐND là cơ quan của HĐND (Theo Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015) đã giúp nâng cao vai trò, vị thế của Thường trực, các Ban;
đồng thời quy định mới về vai trò chỉ đạo của Thường trực HĐND các cấp trong
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã tạo thuận lợi cho Thường trực trong điều
hành hoạt động giữa hai kỳ họp. Bên cạnh đó, sự chủ động, tích cực của các Ban,
Tổ đại biểu HĐND trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và những kinh
nghiệm tích lũy của các đại biểu tái cử đã giúp HĐND các cấp có được những
thuận lợi trong hoạt động.
Nghị quyết số
594/NQ-UBTVQH15 đã quy định rõ về vai trò, nhiệm vụ trong hoạt động giám sát
của Tổ đại biểu và đại biểu đã tạo khung pháp lý cho hoạt động giám sát của Tổ
đại biểu. Sự chủ động, cố gắng và nỗ lực của Đại biểu HĐND và HĐND các cấp
trong việc thực hiện lời hứa và chương trình hành động trước cử tri trong quá
trình vận động ứng cử cũng là nguyên nhân để HĐNd đạt kết quả tốt trong hoạt
động.
Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, đối với cấp huyện, đặc biệt là
cấp xã, một số hình thức giám sát chưa được triển khai thường xuyên (Giám sát
chuyên đề của HĐND, chất vấn, phiên họp giải trình của Thường trực) có nguyên
nhân là do một số kỳ họp trong các năm 2020, 2021 là thời điểm dịch bệnh nên
thời gian tổ chức các hoạt động có hạn; bên cạnh đó còn có nguyên nhân do tính
tích cực, chủ động của một số đơn vị chưa cao.
Ban Pháp chế giám sát việc xử lý tin báo tội phạm
Về không tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp, nguyên nhân là do các nội dung
chất vấn đã được tiến hành tại các kỳ họp HĐND; theo quy định của Luật Tổ chức
chính quyền địa phương thì HĐND quyết định số lượng các kỳ họp thường kỳ hàng
năm, do đó số lượng kỳ họp tăng (so với trước đây chỉ có 02 kỳ họp/năm) nên các
nội dung đại biểu HĐND có yêu cầu chất vấn đã được xử lý tại kỳ họp. Bên cạnh
đó, quy định của Luật Hoạt động giám sát có mở ra quy định về Phiên giải trình
của Thường trực HĐND, đây là một hình thức giám sát có nhiều điểm tương đồng
với hoạt động chất vấn do đó đã giúp giải quyết được những vấn đề đại biểu quan
tâm mà không phải thực hiện phiên chất vấn giữa hai kỳ họp.
Yêu cầu đối với hoạt động giám sát ngày càng tăng, bên cạnh chương trình
giám sát đã đề ra, các cơ quan của HĐND còn tổ chức giám sát các nội dung phát
sinh khác theo chỉ đạo của cấp ủy; theo đòi hỏi của thực tế, nhất là những bức
xúc của cử tri, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia giám
sát với các các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và giám sát của
MTTQ và các đoàn thể vì vậy việc đáp ứng các yêu cầu giám sát là khó thực hiện.
Lĩnh vực giám sát rộng, nhiều nội dung giám sát
mang tính chất chuyên môn cao nhưng nhân sự, bộ máy giúp việc cấp huyện, cấp xã chưa
đảm bảo cho hoạt động, thiếu tập huấn chuyên sâu, cập nhật kiến thức liên quan,
nhất là những lĩnh vực quan trọng, chuyên môn cao nên ảnh hưởng đến chất lượng
giám sát.
Đại biểu HĐND hoạt động kiêm nên thời gian
dành cho hoạt động của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND còn hạn chế, còn có đại
biểu thực hiện chưa tốt việc nắm bắt, phán ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý
kiến, kiến nghị của cừ tri, chưa chủ động trao đổi thông tin hoặc trực tiếp
kiến nghị đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu
giúp việc cho HĐND huyện chỉ có: 01 Chánh Văn phòng phụ trách chung hoạt động của HĐND và UBND huyện
và 01 chuyên viên chuyên trách giúp việc cho các hoạt động của HĐND huyện. Các
hoạt động giám sát của các Ban HĐND huyện chủ yếu do đại biểu HĐND chuyên trách
các Ban HĐND thực hiện. Đối với hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND huyện không
có thư ký giúp việc riêng trong hoạt động, hoạt động giám sát; phần nào ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND. Về bộ phận giúp
việc cho Thường trực HĐND xã, thị trấn; một số ít xã, thị trấn có bố trí 01 công chức
Văn phòng - Thống kê phụ trách hoạt động chung của HĐND và UBND xã, chủ yếu
giúp việc cho hoạt động HĐND trong thời gian tổ chức các kỳ họp trong năm, thời
gian dành cho hoạt động của HĐND không nhiều, do đó ảnh hưởng phần nào tới chất
lượng hoạt động và công tác tổ chức phục vụ hoạt động giám sát giữa hai kỳ
họp, giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND cấp xã.
Nguyễn Thị Oanh