Khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của HĐND, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND các cấp 7 năm qua.

Đăng ngày: 12/10/2023
​Tổ chức, hoạt động của HĐND, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuân thủ các quy định tại Luật Tổ chức HĐND&UBND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; các hướng dẫn thi hành Luật và sự chỉ đạo của cấp Ủy cùng cấp.

​    Việc thành lập, thời điểm thành lập, quy trình tiến hành, số lượng thành viên, lựa chọn thành viên, triển khai hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu ngoài việc tuân thủ các quy định còn xem xét đến yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện của tình hình thực tế để quyết định cơ cấu tổ chức.
    Nhiệm kỳ 2016-2021: Căn cứ kết quả bầu cử, số lượng đại biểu HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2016-2021 như sau: Cấp tỉnh: 87 đại biểu, đến cuối nhiệm kỳ giảm còn 79 đại biểu (08 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần). Cấp huyện: 426 đại biểu, đến cuối nhiệm kỳ, số lượng đại biểu giảm còn 385 đại biểu (41 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do chuyển công tác, nghỉ việc, từ trần). Cấp xã: 5.095 đại biểu, đến cuối nhiệm kỳ, số lượng đại biểu giảm còn 4.692 đại biểu (403 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do chuyển công tác, nghỉ việc, vi phạm, từ trần).
  IMG_9977.JPG
                      Đoàn giám sát của động HĐND cấp dưới của                                                     Thường trực HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021


  Nhiệm kỳ 2021-2026:
Căn cứ kết quả bầu cử, số lượng đại biểu HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 như sau:
    Cấp tỉnh: 81 đại biểu, đến giữa nhiệm kỳ (tháng 6/2023) số lượng đại biểu giảm còn 76 đại biểu (05 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do chuyển công tác và nghỉ hưu). Cấp huyện: 387 đại biểu, đến giữa nhiệm kỳ (tháng 6/2023), số lượng đại biểu giảm còn 375 đại biểu (12 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do chuyển công tác, nghỉ việc, từ trần). Cấp xã: 4.464 đại biểu, đến giữa nhiệm kỳ (tháng 6/2023), số lượng đại biểu giảm còn 4.283 đại biểu (181 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do chuyển công tác, nghỉ việc, vi phạm, từ trần).
    Về Tổ đại biểu HĐND, cấp tỉnh: Theo Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh về số lượng Tổ đại biểu và Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ đại biểu HĐND tỉnh các khóa IX và khóa X, theo đó HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 phân bổ 87 đại biểu thành 12 tổ; nhiệm kỳ 2021-2026 phân bổ 81 đại biểu thành 11 Tổ theo địa giới hành chính cấp huyện và đơn vị bầu cử; số lượng đại biểu ở các Tổ cơ bản tương đương nhau (mỗi Tổ gồm 6 đại biểu, riêng Tổ Biên Hòa nhiệm kỳ 2016-2021 có 27 đại biểu, được chia thành 02 tổ; nhiệm kỳ 2021-2026 có 21 đại biểu và thành lập 01 tổ để thuận lợi cho hoạt động) và bao gồm các đại biểu HĐND cùng ứng cử tại địa bàn huyện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số đại biểu được luân chuyển, điều động sang địa bàn khác, Thường trực HĐND tỉnh đã kịp thời chuyển sinh hoạt của đại biểu cho phù hợp. Cơ cấu tổ chức của Tổ đại biểu có Tổ trưởng là lãnh đạo địa phương (thường là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy các huyện, thành phố); 01 tổ phó là đại biểu thuộc các sở, ngành ở tỉnh và các thành viên.
   IMG_9979.JPG
Các đồng chí là Thường trực, Phó các Ban HĐND cấp xã của huyện Tân Phú


      Cấp huyện: Tương tự như cấp tỉnh, cấp huyện cũng thành lập các Tổ đại biểu theo đơn vị hành chính cấp xã và hoạt động của Tổ được tiến hành theo quy định của Luật. Cấp xã: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, HĐND cấp xã không thành lập các Tổ đại biểu do đó việc điều hành hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã do Thường trực HĐND thực hiện. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc phân công, theo dõi hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp công dân, Thường trực HĐND một số xã, phường có phân công thành các nhóm đại biểu thuộc các đơn vị bầu cử để điều hành tổ chức và hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân trên tinh thần tự nguyện và trách nhiệm (không có chế độ hoặc kinh phí cho hoạt động).
    Việc thành lập các Ban HĐND thực hiện theo đúng quy định của luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cấp tỉnh thành lập 03 Ban HĐND bao gồm: Kinh tế Ngân sách, Văn hóa xã hội và Ban Pháp chế. Cấp huyện, cấp xã đều thành lập 02 Ban là Kinh tế Xã hội và Pháp chế. Kể từ năm 2016, Ban HĐND được công nhận trong Luật là một cơ quan, sử dụng con dấu của HĐND do đó đã giúp góp phần nâng cao vai trò, vị thế của các Ban, tạo thuận lợi cho hoạt động nói chung và hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng.
    Số đơn vị HĐND từng cấp tương ứng với số đơn vị hành chính với 11 HĐND cấp huyện, gồm HĐND thành phố Biên Hòa, HĐND thành phố Long Khánh và 09 huyện. Cấp xã: Có 171 HĐND phường, xã, thị trấn; kể từ năm 2019 còn 170 đơn vị cấp xã do giải thể 01 xã và nhập vào các xã khác để phục vụ cho việc xây dựng cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Nguyễn Thị Oanh