Đánh giá về nội dung, đối tượng, hình thức tiếp xúc cử tri

Đăng ngày: 31/10/2023
​Hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp trên địa bàn Đồng Nai được thực hiện thường xuyên, kịp thời trước và sau các kỳ họp thường lệ hằng năm từ đó giúp đảo bảo quy định “thường xuyên liên lạc với cử tri”.

​    ​Hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp trên địa bàn Đồng Nai được thực hiện thường xuyên, kịp thời trước và sau các kỳ họp thường lệ hằng năm từ đó giúp đảo bảo quy định “thường xuyên liên lạc với cử tri”. Tại các buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND và đại diện UBMTTQVN (đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức) quan tâm điều chỉnh hợp lý nội dung, chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri theo hướng đảm bảo nội dung đại biểu HĐND báo cáo, trao đổi với cử tri về kết quả hoạt động của HĐND, UBND kết hợp với gợi mở những vấn đề thực tiễn để cử tri tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị; cải tiến chương trình tiếp xúc cử tri sao cho phù hợp với thực tế, hạn chế thủ tục hành chính rườm rà, tạo không khí cởi mở, dân chủ, thẳng thắn trong tiếp xúc cử tri.
   IMG_5349.JPG
            TXCT chuyên đề về giáo dục mầm non


 
Sự phối hợp trong hoạt động tiếp xúc cử tri giữa HĐND với UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấpchính quyền các xã ngày càng chặt chẽ, phương thức tiến hành ngày được cải tiến khoa học và hiệu quả hơn. Đa số ý kiến, kiến nghị của cử tri được các cơ quan chức năng và đại biểu trao đổi, giải trình và có phương hướng giải quyết cụ thể tại hội nghị tiếp xúc cử tri, số còn lại được tiếp thu tổng hợp kịp thời, đầy đủ và báo cáo về Thường trực HĐND. Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, các tổ đại biểu HĐND huyện phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri và đăng ký nội dung chất vấn gửi đến Thường trực HĐND để lựa chọn chất vấn tại kỳ họp. Với thực hiện hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri 2 cấp hoặc 3 cấp (tỉnh, huyện và tỉnh –huyện – xã) đã tiết kiệm được thời gian, công sức của đại biểu và cử tri, các ý kiến kiến nghị sẽ được các đại biểu phân loại, giải trình và tiếp thu đầy đủ; đảm bảo các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri được phản ánh đầy đủ, chính xác, gửi đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết kịp thời, nhanh chóng.
    Bên cạnh đó có một số hạn chế là nhiều nội dung kiến nghị của cử tri chủ yếu tập trung vào vấn đề của cá nhân. Đối với vấn đề vướng mắc là việc tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc với cử tri tại tất cả các cử tri theo đơn vị hành chính (cấp xã) thể hiện được trách nhiệm của đại biểu với cử tri đã bầu ra mình đồng thời tạo nên kênh nắm bắt và xử lý thông tin, kiến nghị của cử tri; tuy nhiên điều này lại tạo nên sự quá tải đối với một số đại biểu hoặc lãng phí đối với một số đơn vị bầu cử (Một số đại biểu có địa bàn ứng cử từ 5 đến 7 xã thì việc trước và sau kỳ họp HĐND đại biểu phải gặp gỡ cử tri hết các xã là việc rất khó khăn và không thực sự cần thiết; huyện Xuân Lộc báo cáo, có trường hợp trong 1 tháng, cấp xã mời cử tri tham dự đến 6 buổi tiếp xúc).

Nguyễn Thị Oanh