Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần
có chỉ đạo các địa phương xây dựng phần mềm theo dõi việc giải quyết ý kiến,
kiến nghị cử tri. Đa dạng hoá hình thức tiếp nhận ý kiến, kiến nghị cử tri,
nghiên cứu xây dựng ứng dụng tiếp nhận kiến nghị cử tri trên nền tảng số và các
hình thức khác để có thể tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri
trong thời gian tới. Bên cạnh đó, UBTVQH cần hướng dẫn cụ thể hơn về ứng dụng
công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động TXCT của HĐND các cấp theo
hướng có chương trình phần mền ứng dụng công nghệ thông tin chung cho cả nước
để thống nhất trong thực hiện, tổng hợp số liệu báo cáo.
Khi tiến hành TXCT, đại biểu ghi
nhận cả ý kiến phản ánh và kiến nghị (Qua theo dõi, có khoảng 50% là ý kiến và
50% là các kiến nghị), thực tế có những ý kiến của cử tri hướng đến những vấn
đề vì lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, Luật hoạt động giám sát hiện nay chỉ
quy định việc giám sát kết quả giải quyết các kiến nghị, không đề cập đến việc
giám sát việc giải quyết những ý kiến phản ánh của cử tri, do đó đề nghị quy
định giám sát cả ý kiến cử tri để không hạn chế quyền của cử tri.
Đề
nghị cân nhắc quy định về TXCT trước kỳ họp để tránh lãng phí khi hai kỳ tiếp xúc trước và sau kỳ họp
rất gần nhau. Cần có hướng dẫn để có cách hiểu thống nhất theo hướng không nên
quy định mỗi kỳ tiếp xúc, đại biểu HĐND phải tiếp xúc đầy đủ các xã, ấp thuộc
đơn vị bầu cử của mình; giao quyền chủ động và giao trách nhiệm của Thường trực
HĐND trong quyết định việc tiếp xúc cử tri của đại biểu đồng thời để tạo sự
thống nhất trong bối cảnh mọi hoạt động quản lý nhà nước hiện nay đang chuyển
đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời quy định về tiếp xúc cử tri nơi
cư trú, nơi làm việc để giúp
HĐND các cấp thực hiện tốt hơn công tác tiếp xúc cử tri trong thời gian tới.
Đề
nghị có quy định cụ thể về thời hạn giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của
cử tri; có quy định cụ thể về tiếp xúc cử tri nơi học tập, công tác của đại
biểu HĐND. Quy định rõ hơn trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, việc thu
thập, tổng hợp ý kiến cử tri đối với HĐND cấp xã khi chưa có quy định về việc
thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã.
Cần quy định cụ thể có hệ thống về việc tổng hợp báo
cáo kết quả tiếp xúc cử tri: Những số liệu, nội dung cần phải báo cáo, thống
nhất đối với từng cấp để phục vụ cho việc tổng hợp
báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri được chính xác theo từng thời kỳ, giai đoạn. Vì
thực tế hiện nay, cách thống kê của các địa phương không giống nhau, không cùng
tiêu chí khó khăn trong việc tổng hợp số liệu báo cáo, chất lượng báo cáo cũng
không cao.
Nguyễn Thị Oanh