Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Đăng ngày: 13/11/2023
 ​Đồng Nai hiện có 1.357 cơ sở chăn nuôi tập trung và 23.447 cơ sở chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ với 02 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà, cụ thể: tổng đàn heo khoảng 2,43 triệu con (giảm 8,28% so với cùng kỳ), tổng đàn gà khoảng  23,15 triệu con (giảm 5,9% so với cùng kỳ).​

​  Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi đã ngành Tài nguyên và Môi trường quyết liệt triển khai thực hiện, qua đó kịp thời xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi không nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, trong năm 2021 - 2022 đã phát hiện 129/257 cơ sở được kiểm tra có vi phạm về bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt hành chính các cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là 8.411.600.000 đồng, kèm theo đình chỉ hoạt động có thời hạn 07 cơ sở. Riêng trong năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh đã thực hiện kiểm tra giám sát tại 95/257 cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.

Nhằm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi và đánh giá thực trạng về môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 13/4/2023 triển khai tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Qua kết quả tổng kim tra, đến nay các cơ quan có thẩm quyn đã ban hành quyết định x phạt 168 cơ sở, tổng số tiền phạt: 7.175.291.801 đồng, kèm theo đình chỉ hoạt động có thời hạn 14 cơ sở.

Việc triển khai thực hiện tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi đã được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý những cơ sở chăn nuôi đang có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở thường xuyên xảy ra phản ánh của người dân.

Qua đợt tổng kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, các trang trại, cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi có thái độ tích cực hơn trong việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, các chủ cơ sở đã nghiêm túc quan tâm thực hiện đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Qua đó góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước mặt các sông suối đang tiếp nhận nước thải chăn nuôi trên địa bàn các huyện, thành phố Long Khánh. Các Tập đoàn, Công ty chăn nuôi thuê trại để chăn nuôi hoặc hợp đồng gia công với các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi đã nâng cao cộng đồng trách nhiệm trong việc phối hợp thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Từng bước có sự chuyển biến tích cực tại các cơ sở chăn nuôi trong việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. UBND cấp huyện kịp thời kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nghiêm minh đối với các cơ sở chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý, nhằm ngăn chặn kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

 Về tiến độ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Thực hiện Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 30/7/2021 của u HĐND tỉnh quy định khu vực không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 24/02/2023 UBND tỉnh ban hành quyết định Quyết định số 296/QĐ-UBND phê duyệt danh sách các cơ sở chăn nuôi phải di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, trong đó tổng số cơ sở phải thực hiện di dời và ngưng chăn nuôi là 3.006 cơ sở (2.145 cơ sở di dời, 861 cơ sở ngưng chăn nuôi). Kết quả đã thực hiện di dời đến thời điểm hiện nay có 1.243 cơ sở đã di dời, ngưng chăn nuôi (đạt tỷ lệ 262,2% so với lộ trình đến cuối năm 2023 và 41,35%  so với lộ trình đến 31/12/2024), trong đó có 10 cơ sở di dời, 1.233 cơ sở ngừng chăn nuôi. Đến thời điểm hiện nay chưa có cơ sở nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ chính sách di dời.

chan nuoi heo.jpg
Sẽ di dời cơ sở chăn nuôi heo ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi​

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với địa phương để thực hiện rà soát, bổ sung các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải thực hiện di dời ra. Kết quả hiện có 08 địa phương rà soát, bổ sung các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải thực hiện di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi gồm: Long Thành: 373 cơ sở, Cẩm Mỹ: 124 cơ sở, Nhơn Trạch: 18 cơ sở, Xuân Lộc: 02 cơ sở, Vĩnh Cửu: 54 cơ sở, Trảng Bom: 03 cơ sở, Long Khánh: 02 cơ sở, Định Quán: 08 cơ sở (hiện huyện Long Thành và thành phố Long Khánh đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung).

Nguyễn Bình