Theo báo cáo của UBND tỉnh, việc phân cấp nhiệm
vụ chi bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 148/2018/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 của
HĐND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động xác định nhu cầu
dự toán ngân sách theo phân cấp quản lý, hạn chế tình trạng trùng lắp nội dung
chi và duy trì đạt được các chỉ tiêu về môi trường theo mục tiêu đã đề ra. Tuy
nhiên, đến ngày 25/5/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
31/2023/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày
06/01/2017. Do đó, ngày 08/12/2023 tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh,
trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân
sách HĐND tỉnh, các đại biều đã thảo luận và thống nhất ban hành nghị quyết quy
định định về phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường từ ngân sách Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.Một số nội dung chính như sau:
Đối tượng áp dụng, gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ quan, đơn vị, cá nhân
có liên quan đến việc sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
các hoạt động tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn trên địa bàn xã Tân Bình huyện Vĩnh Cửu
Các hoạt
động về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương thực hiện theo quy định
tại Điều 152 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
trong đó:
Đối với nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường do ngân sách cấp tỉnh, gồm: Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải; xử lý, cải tạo, phục hồi
chất lượng môi trường; xây dựng hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường; kiểm
tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc
nhiệm vụ của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền; bảo tồn
thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với
biến đổi khí hậu; truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi
trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động
hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; các hoạt động quản lý
nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định
của pháp luật.
Đối với nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường do ngân sách cấp huyện, gồm: Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý
chất thải; kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa phương và
theo quyết định của cấp có thẩm quyền; truyền thông, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật
về bảo vệ môi trường; các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc
trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật.
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết
Đối với nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường do ngân sách cấp xã: Tổ chức triển
khai phân loại chất thải rắn tại nguồn; kiểm tra
về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa
phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền; truyền thông, nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền
pháp luật về bảo vệ môi trường; các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi
trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
thông qua ngày 08/12/2023 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Nguyễn Bình