Theo các đại biểu có nhiều nguyên nhân khiên việc
triển khai các dự án trên địa bàn chậm, trong đó nguyên nhân quan trọng là do công
tác thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể để thực công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng (hiện nay đã phân cấp về địa phương thực hiện); công tác này bước đầu
còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng. Đến nay tỉnh vẫn chưa ban hành được quy định giá đền bù
cây cao su nên việc triển khai các dự án đầu tư công liên quan đến đất cao su
không thể thực hiện được. Đại biểu đề nghị UBND tỉnh tích cực làm việc với Công
ty cao su để thống nhất phương án đền bù cây cao su nhằm tháo gỡ khó khăn trong
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay giúp đẩy nhanh tiến độ giải
ngân vốn đầu tư công và triển khai các dự án. Tháng 12/2023
các địa phương sẽ hoàn thành công tác định giá đất cụ thể, kỳ vọng tỷ lệ giải
ngân vốn đầu tư công sẽ tăng và các năm tiếp theo sẽ đẩy nhanh tiến độ hơn.
Đại biểu tham gia thảo luận
Bên cạnh đó, có
ý kiến đặt vấn đề tại sao các tỉnh khác cũng khó khăn như Đồng Nai nhưng tỷ lệ
giải ngân đầu tư công vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Theo đại biểu, công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất. Những địa phương liên
quan đến đất cao su đều rất khó khăn trong quá trình thực hiện, mất rất nhiều
thời gian trong việc xây dựng phương án bồi thường tài sản trên đất và phương
án hỗ trợ khác. Hỗ trợ khác là do nhà nước tính toán phù hợp và đưa vào phương
án, nếu Công ty cao su không đồng ý, có giải trình nhưng Công ty phải thực hiện
phương án, nếu không thực hiện thì tỉnh thực hiện cưỡng chế, tuy nhiên việc này
kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Như vậy cách thức và phương pháp
làm việc giữa UBND tỉnh và tập Đoàn công ty cao su không hiệu quả, rất khó khăn
cho địa phương khi triển khai thực hiện dự án có đất cao su, làm kéo dài thời
gian.
Ngoài ra, qua theo dõi có rất nhiều
công trình dự án, nhất là những dự án trọng điểm do Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo
dõi, chỉ đạo cũng chậm, hàng tháng đều họp và chỉ đạo quyết liệt nhưng cũng
không tiến triển. Đầu tư công phải dẫn dắt làm động lực để phát triển
kinh tế, tuy nhiên do vướng về công tác bồi thường, tiền có mà không tiêu được,
đây là điểm nghẽn phải cần giải phóng: bồi thường đi trước làm căn cứ đầu tư
công. Do đó, căn cứ các quy định hiện hành, đề nghị UBND tỉnh
xem xét chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, xác định những điểm nghẽn và xử lý trách
nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân, chủ đầu tư trong vấn đề này. Thực tế, trong
thời gian qua tỉnh cũng đưa ra nhiều biện pháp xử lý nhưng chưa có tổ chức cá
nhân, chủ đầu tư nào bị kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến tỷ lệ giải ngân vốn
đầu tư công đạt thấp.
Nguyễn Thị Oanh