Trong thời gian qua, tỉnh tổ chức các hoạt động kết nối giao thương trong
và ngoài tỉnh nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế do không còn hấp
dẫn người tiêu dùng. Hiện nay người tiêu dùng đã chọn hình thức mua sắm hàng
hóa trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hạn chế hiện nay của các doanh
nghiệp là sản phẩm còn nhỏ lẻ, chất lượng hàng hóa chưa cao; xuất khẩu hạn chế.
Đại diện lãnh đạo sở Công thương trao đổi về công tác quản lý lĩnh vực
Đại biểu đề xuất giải pháp là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp tiếp cận các gói chính sách; mở rộng kết nối giữa các
tỉnh trong vùng để tìm kiếm cơ hội, quảng bá sản pthẩm, tập huấn. Hiện nay, ngành
công thương mong muốn thực hiện nhiều các chương trình xúc tiến thương mại để
hỗ trợ cho Doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn nhân lực và nguồn kinh phí có giới
hạn, do đó việc hỗ trợ cho DN còn hạn chế. Vừa qua HĐND tỉnh đã thông qua
chương trình phát triển thương mại điện tử, trong năm 2024 sẽ triển khai sàn
giao dịch thương mại điện tử do tỉnh đầu tư, tuy nhiên hiện nay chỉ có 02 nhân
sự phụ trách, do đó rất khó khăn trong vận hành và phát triển, trong khi sàn Giao
dịch thương mại điện tử tư nhân vận hành chuyên nghiệp với quy mô lớn trên toàn
thế giới.
Mục tiêu của chương trình mong muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ, siêu nhỏ làm quen với sàn GDTM để giới thiệu sản phẩm của đơn vị ra ngoài
tỉnh và các nước trên thế giới, nhằm giúp doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển.
Trong thời gian qua ngành công thương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn để hướng
dẫn cho doanh nghiệp làm quen với hình thức giao dịch trên sàn TMĐT nhưng còn
nhiều DN trong tỉnh chưa mặn mà và chưa tiếp cận được và nếu muốn phát triển
hơn thì DN có thể tham gia các sàn TMĐT của tư nhân, tuy nhiên phải đóng phí
rất cao. Do đó, việc tỉnh đầu tư sàn GDTM tỉnh là cần thiết nhằm hỗ trợ miễn phí
cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm lên sàn. Thời gian tới sẽ tổ chức đấu thầu
thuê đơn vị chuyên nghiệp thực hiện vận hành, quản lý duy trì, cập nhật thông
tin, giải pháp bảo mật và an toàn thông tin cho sàn giao dịch thương mại điện
tử tỉnh Đồng Nai. Việc kêu gọi tham gia sàn TMĐT chỉ có các doanh nghiệp trên
địa bàn các huyện đăng ký (DN TP.Biên Hòa rất ít tham gia), đây cũng là khó
khăn khi vận hành sàn TM của tỉnh. Bên cạnh đó một số chính sách có nhưng việc
tiếp cận rất khó khăn và ràng buộc nên DN ko tham gia. Về tiếp cận thông tin về
thị trường quốc tế còn hạn chế, địa phương mong muốn có nhiều thông tin để phân
tích, lựa chọn thị trường phù hợp với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh để tham
mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động XTTM nhưng khi liên hệ với cục xúc tiến TM,
TW cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Do đó, đề nghị Sở Công
Thương báo cáo lại và tăng cường thị trường này làm sao gắn kết được cung và
cầu để có liên kết với nhau tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp tục đưa sản phẩm
có chất lượng ra thị trường nước ngoài.
Việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử đã
ảnh hưởng đến hoạt động chợ truyền thống, do đó cần có giải pháp rà soát, sắp
xếp, quy hoạch chợ truyền thống cho phù hợp.
Nguyễn Thị Oanh