a) Việc phân loại rác tại nguồn hiện nay được người
dân hưởng ứng nhưng lại không hiệu quả là do thiếu cơ chế giám sát; mặt khác
vẫn còn một bộ phận người dân có ý thức chưa cao trong việc thực hiện chủ
trương này, việc thu gom vẫn mang tính hình thức, khi thu gom, vận chuyển rác
phân loại nhưng lại đổ chung các loại rác, điều này khiến công sức phân loại
tại nguồn không mang lại hiệu quả và gây mất niềm tin ở người dân. Do đó, để
phân loại rác tại nguồn hiệu quả, bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, vận động
người dân phân loại rác tại nguồn, bố trí các thùng rác hợp lý, cần phải đầu tư
và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, công ty trong việc thu gom, vận
chuyển rác, đảm bảo rác được thu gom, vận chuyển và xử lý theo từng loại rác đã
được phân loại”.
UBND
tỉnh trình Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 54-CT/TU của về tăng cường sự lãnh
đạo thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
Thực
hiện Chỉ thị số 54-CT/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Kế hoạch
số 5973/KH-UBND ngày 28/5/2020 và văn bản số 10777/UBND-KTN ngày 07/9/2021 về
thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
Tại khoản 7
Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định “việc phân loại chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện chậm nhất
là ngày 31 tháng 12 năm 2024”. Để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực
hiện phân loại thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn theo quy định, trong năm
2024
Trong dự thảo Đề án quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã đưa có các nhiệm vụ, giải pháp nhằm
thực hiện hiệu quả việc phân loại CTRSH tại nguồn như: nâng cao hiệu quả thực
hiện phân loại CTRSH tại nguồn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu
tư công nghệ xử lý, ứng dụng giải pháp về công nghệ thông tin trong công tác
quản lý CTRSH; nâng cao năng lực cho các cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế và
xử lý CTRSH. Qua đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị thu gom, vận chuyển phải đầu tư, trang bị các
phương tiện, thiết bị, vị trí tập kết đảm bảo cho hoạt động thu gom, vận
chuyển, lưu giữ riêng CTRSH sau phân loại từ các hộ gia đình đến các điểm san
tiếp, trạm trung chuyển và khu xử lý; Có lộ trình cụ thể ưu tiên thay thế,
chuẩn hóa thiết bị phù hợp đối với từng loại CTRSH đã được phân loại, đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Trong thời gian tới,
để hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn đạt được hiệu quả cao, UBND tỉnh chỉ
đạo Sở Tài nguyên và Mooit trường thực thiện các nhiệm vụ và giải pháp
sau:
(1) Triển khai các hoạt động truyền thông,
nâng cao nhận thức cộng đồng
- Cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ
quan, đơn vị các cấp tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động đến chi bộ và đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nhận
thức rõ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chống rác thải nhựa.
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục về môi trường nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường nói chung, thực hiện phân loại CTRSH nói riêng, trách nhiệm
xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây
dựng ý thức sinh thái đối với mọi người.
(2) Đầu tư, cải tiến hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, trang
thiết bị thu gom vận chuyển và hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- UBND cấp huyện phải đảm bảo cơ sở hạ tầng
kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa
phương.
- Chỉ đạo công tác đấu thầu, lựa chọn tổ
chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo các điều
kiện về phương tiện, nhân lực thực hiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau
phân loại.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện giải
pháp hỗ trợ, khuyến khích các dự án tái chế, tái sử dụng chất thải, ứng dụng
thí điểm kinh tế tuần hoàn trong hoạt động xử lý chất thải.
(3) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Chính quyền các cấp
tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn của các hộ gia đình,
khu thương mại - dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, hàng quán ăn uống, siêu thị,
chợ,…); công sở (cơ quan, trường học, bệnh viện); khu công cộng (nhà ga, bến
tàu, xe, công viên, khu vui chơi giải trí, dọc các tuyến đường giao thông,..);
dịch vụ vệ sinh công cộng (quét đường, cắt tỉa cây xanh); các cơ sở sản xuất; qua
đó nhắc nhở và tiến hành việc xử lý vi phạm đối với các trường hợp không thực
hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, bỏ rác không đúng nơi quy
định.
b) Đối
với nội dung: hiện nay, khu xử lý
rác thải Quảng Trung xử lý rác bằng hình thức chôn lấp từ 10-15% lượng rác tiếp
nhận nhưng đã quá tải do không còn quỹ đất để chôn lấp. Công ty có ý kiến không
tiếp nhận nữa. Huyện Thống Nhất đã phối hợp quy hoạch bổ sung đất để Công ty
tiếp tục hoạt động nhưng giải pháp này không hiệu quả vì trong thời gian ngắn
sẽ lại quá tải. Đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần kêu gọi thu hút đầu tư và đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự xử lý rác thải sinh hoạt phát điện, cụ thể là
đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện xử lý rác Thiện Tân.
Để tăng cường công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở
ban ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện các giải pháp sau:
a) Giai đoạn trước mắt, tập trung đẩy nhanh việc thực
hiện điều chỉnh quy hoạch quy hoạch Khu xử lý Quang Trung, làm cơ sở để chủ dự
án triển khai các hạng mục công trình xử lý chất thải, đáp ứng lượng CTRSH phát
sinh trên địa bàn. UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đao UBND huyện Thống Nhất khẩn
trương hoàn chỉnh, trình duyệt hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phân
khu 1/2000 KXL Quang Trung, đảm bảo thời gian theo quy định, xem đây là nhiệm vụ
trọng tâm, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Sở Xây dựng để theo
dõi, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn xử lý những vấn đề phát sinh.
b) Về lâu dài, để lựa chọn đủ 04 nhà đầu tư dự án đốt
rác phát điện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đến năm 2026 đưa vào hoạt động theo chủ
trương của Tỉnh ủy:
(1) Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện rà soát, cập nhật, đưa các nội dung quy hoạch quản lý
chất thải rắn sinh hoạt vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050, trong đó, định hướng điều chỉnh về chức năng, phạm vi phục vụ,
công suất, công nghệ xử lý của các KXL chất thải trên địa bàn tỉnh, theo hướng
giảm các khu xử lý có chức năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn 4 khu xử lý tại
4 khu vực trên địa bàn tỉnh gồm: KXL Quang Trung (huyện Thống Nhất), KXL Vĩnh
Tân (huyện Vĩnh Cửu), KXL Bàu Cạn (huyện Long Thành) và KXL Túc Trưng (huyện Định
Quán) đáp ứng khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Đồng
thời, bổ sung công nghệ xử lý phụ trợ rác trơ, tro xỉ và tro bay thành sản phẩm
gạch không nung, vật liệu san lấp...; Bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp tái
chế phế liệu quy mô vừa và nhỏ; hoặc bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu quy mô
vừa và nhỏ vào một số cụm công nghiệp đã được quy hoạch.
(2) Đối với các dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt
phát điện theo định hướng quy hoạch trong thời gian tới:
(i) Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện theo
phương thức đối tác công tư (PPP) tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai
Do đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh làm việc với Liên danh Công ty Cổ phần
Thương mại và Đầu tư công nghệ Ecotech Việt Nam và Công ty Cổ phần Le Delta để
xác định rõ năng lực, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện. Trường hợp
không đáp ứng được yêu cầu, sẽ đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh chấm dứt đối với
Nhà đầu tư đề xuất dự án theo Nghị quyết 28/NQ-HĐND ngày 22/9/2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh. Đồng thời, UBND
tỉnh sẽ chủ trì làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Xây dựng, UBND thành phố Biên Hòa, UBND huyện Vĩnh Cửu, Tổng Công ty
Sonadezi, Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi (chủ đầu tư KXL chất thải rắn
sinh hoạt đang hoạt động tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu) về phương án tiếp tục
lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt
phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo phương thức đối
tác công tư (PPP) hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư, mở rộng đầu tư công nghệ đốt
rác phát điện tại KXL chất thải rắn sinh hoạt do Công ty Cổ phần Môi trường
Sonadezi làm chủ đầu tư (không theo phương thức đối tác công tư) nhằm đảm bảo đến
năm 2026 đưa dự án đốt rác phát điện đi vào hoạt động theo chủ trương của tỉnh.
(ii) Đối với
03 dự án đang thực hiện chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện:
- UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở ngành, UBND cấp
huyện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thủ tục liên quan về đầu tư đối với
dự án tại KXL Túc Trưng của Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Đồng Nai (thuộc
Tập Đoàn Amacao); khẩn trương xử lý các nội dung về công tác giao đất (10ha còn
lại của dự án) tại KXL Bàu Cạn
của Công ty TNHH Phúc Thiên Long để
đầu tư xây dựng các hạng mục xử lý đốt rác phát điện.
- Đối
với việc chậm chuyển đổi công nghệ đốt rác phát phát điện của KXL Quang Trung,
UBND tỉnh sẽ làm viêc với Tổng Công ty Sonadezi, Công ty cổ phần dịch vụ
Sonadezi để làm rõ chủ trương đầu tư, lộ trình thực hiện chuyển đổi, đầu tư bổ
sung xử lý đốt phát điện theo chủ trương của Tỉnh ủy./.
Ngọc Diệp