Theo đại biểu, các địa phương còn lúng túng trong quá
trình triển khai thực hiện (làm từ đâu và làm cái gì) nhất là trong công tác
xây dựng dữ liệu. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm, hướng dẫn địa phương thực hiện. Giải pháp về chuyển đổi số cần phải đồng bộ giữa các ngành; phải có trong
quy hoạch hạ tầng cho công tác chuyển đổi số như quy quy hoạch hạ tầng giao
thông; đồng bộ giữa các quy hoạch hạ tầng CNTT giữa các ngành, các địa phương;
có nguồn nhân lực; cân đối ngân sách. Ngoài ra, cần có kế hoạch để quyết tâm
thực hiện cải thiện các chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh hàng năm (PAPI,
PCI, SIPAS) để đạt mục tiêu Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh.
Đối
với việc hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số: UBND tỉnh xác
định được tầm quan trọng của công tác hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ chuyển đổi
số, nhất là hiểu rõ khái niệm chuyển đổi số, khi nhận thức đúng sẽ hành động
đúng. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tập
trung nâng cao nhận thức, đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhận
thức về chuyển đổi số, phân rõ đối tượng, nội dung hướng dẫn đảm bảo phù hợp
với vị trí công tác, nội dung công việc, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã
chủ động phối hợp, tổ chức hướng dẫn tại nhiều đơn vị, địa phương về công tác
chuyển đổi số (Sở Giao thông Vận tại, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh …, UBND huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ), bước đầu đã thay đổi
nhận thức về chuyển đổi số, hiểu rõ chuyển đổi số là thay đổi phương thức làm
việc thông qua công nghệ số không phải đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị, phần
mềm như trước đây.
Đối
với các dự án chuyển đổi số cũng đã được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh
lại theo định hướng của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số trong năm 2023, tập
trung phát triển, xây dựng cơ sở dữ liệu, thay cho phát triển các ứng 2 dụng;
phát triển các dự án theo mô hình hệ thống thông tin dùng chung, có sự tham gia
của các cấp tỉnh, huyện, xã theo mô hình “tỉnh đầu tư, huyện thụ hưởng, xã tham
gia” và “dữ liệu được thu thập tại nơi phát sinh dữ liệu với tinh thần đúng đủ,
sạch, sống”, đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương phát triển các dự án chuyển
đổi số đúng mục tiêu, hướng tới việc thay đổi phương pháp làm việc dựa trên dữ
liệu, công nghệ thông tin.
Đối
với vấn đề quy hoạch hạ tầng: bên cạnh Kiến trúc chinh quyền điện tử tỉnh 2.0,
hiện nay UBND tỉnh đang hoàn thiện Khung kiến trúc dữ liệu số của tỉnh (gồm dữ
liệu dùng chung và dữ liệu chuyên ngành), đảm bảo phân hoạch rõ phân vùng dữ
liệu chuyên ngành, phân vùng dữ liệu dùng chung nào tỉnh đầu tư tập trung (kho
dữ liệu dùng chung), trong đó hoàn thiện các mô hình liên thông, kết nối, tích
hợp, chia sẻ dữ liệu đảm bảo các cơ sở dữ liệu khi hoàn thành có thế tích hợp
về kho dữ liệu dùng chung để phân tích, tối ưu hiển thị phục vụ cho chỉ đạo
điều hành và cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, về
hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu, UBND tỉnh cũng đã báo cáo Hội đồng nhân dân
tỉnh chủ trương đầu tư nâng cấp Trung tâm, đảm bảo phục vụ tốt quá trình chuyển
đổi số thời gian tới.
Đối
với kế hoạch triển khai các nội dung đạt mục tiêu về Nghị quyết Chuyển đổi số,
UBND tỉnh đang rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu Nghị quyết số 05-NQ/TU phù hợp
với 8 nhóm chỉ tiêu của chỉ số đánh giá DTI để đảm bảo các giải pháp triển khai
đồng bộ, thống nhất, hiệu quả (không phải nội dung quyết tâm thực hiện cải cách
các chỉ số cải cách hành chính hàng năm (PAPI, PCI, SIPAS) để đạt mục tiêu Nghị
quyết số 05-NQ/TU)./.
Ngọc Diệp