a) Những kết quả đạt được
Thời gian qua, với sự nỗ
lực của các sở, ngành, địa phương; công tác cải cách hành chính đã được triển
khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và đạt được những kết quả tích cực trên
nhiều nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2021-2030, đặc biệt là trong công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành
chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công…đóng góp quan trọng vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành về cải cách hành
chính được thực hiện kịp thời, các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND
tỉnh được triển khai đầy đủ; các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát, báo
cáo các vướng mắc, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác
cải cách hành chính, nhất là giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh
nghiệp.
-
Công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời phát hiện các quy định
pháp luật còn chồng chéo, không còn phù hợp nhằm kịp thời kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
- Công tác kiểm tra cải cách hành chính, kiểm tra công vụ
được tăng cường, kịp thời chấn chỉnh những sai sót nhằm triển khai hiệu quả công tác cải cách hành
chính tại các đơn vị, địa phương.
- Công tác kiểm soát thủ tục hành
chính, giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện chặt chẽ theo quy định; tổ
chức hoạt động Trung tâm Hành chính công và Bộ phận Một cửa các cấp được kiện
toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo,
điều hành, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện cơ bản, đồng
bộ; tập trung hoàn thiện các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công
tác quản lý hồ sơ thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho
người dân, doanh nghiệp.
- Một
số kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính đã đạt được trong năm
2023, như:
+ Ban hành mới 79 TTHC (cấp tỉnh 63, cấp huyện 11,
cấp xã 05), sửa đổi, bổ sung 341 TTHC (cấp tỉnh 228, cấp huyện 72, cấp
xã 41), bãi bỏ 148 TTHC (cấp tỉnh 87, huyện 58, cấp xã 03); tổng
số TTHC sau khi chuẩn hóa là 1.759 thủ tục (cấp tỉnh 1.460 thủ tục,
cấp huyện 256 thủ tục, cấp xã 148 thủ tục); đề xuất đơn
giản hóa 254/1801 tổng TTHC, đạt tỷ
lệ
14,1%, vượt 4,1% kế hoạch năm 2023 (10%).
+
Tổng số hồ sơ đã tiếp nhận của
người dân, doanh nghiệp ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã là
2.737.201 hồ sơ, trong đó, tỷ lệ hồ sơ
giải quyết đúng hạn tại cấp Sở đạt 99,61%,
cấp huyện đạt 97,1%, cấp xã đạt 98,76% (chỉ tiêu theo Kế hoạch ở 3
cấp là trên 96%).
+ Tỷ lệ hài lòng
của người dân, doanh nghiệp ở cả 3 cấp là 98,53%, đạt chỉ tiêu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao
trong năm 2023 (tối thiểu 93%), tăng 4,53% so với năm
2022 (94%); trong đó, cấp Sở đạt 98,91%, cấp huyện 97,11%, cấp
xã 99,57%.
+ Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được cải thiện: Trung
bình 3 cấp đạt 43,62% tăng 15,81% so với năm 2022 (27,81%).
+ Trong năm 2023, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính,
công vụ của tỉnh đã kiểm tra tại 40 UBND cấp xã thuộc 10 huyện, thành phố; kiểm tra cải
cách hành chính tại 08 sở, ngành, địa phương; kiểm tra trách nhiệm việc thực
hiện nhiệm vụ công vụ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại 02 đơn vị, địa
phương; qua
kiểm tra phát hiện, chấn chỉnh nhiều trường hợp thực hiện chưa đúng quy định (giờ
làm việc xã Hiếu Liêm - huyện Vĩnh Cửu, thị trấn Hiệp Phước – huyện Nhơn Trạch,
UBND phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa... đóng cửa không có người làm việc,
dân chờ ở ngoài);
+ Thực hiện Kế hoạch thông tin tuyên truyền về cải
cách hành chính năm 2023, từ đầu năm 2023 đến nay, đã đăng hơn 350 tin bài trên
Trang thông tin điện tử về cải cách hành chính của tỉnh, Cổng Hành chính công
trên Zalo, Trang thông tin điện tử của đơn vị.
Qua một số kết quả nổi bật nêu
trên đã thể hiện sự tích cực, chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp trong
việc thường xuyên chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tổ chức
thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá về các kết quả đạt được theo từng
ngành, lĩnh vực tại đơn vị, địa phương.
b) Giải pháp khắc phục
các hạn chế theo các nội dung buổi thảo luận tổ đã nêu
- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra việc triển khai cải cách hành
chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quán triệt, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành
chính.
- Phát huy trách nhiệm người đứng đầu các đơn
vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ cải
cách hành chính, khắc phục tình trạng giao khoán cho cấp phó người đừng đầu,
giao khoán việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính cho công chức tham mưu
giúp việc.
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục ban
hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định; thường xuyên thực hiện rà soát
văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thực hiện việc thi hành, đánh giá tác động
của văn bản quy phạm pháp luật đến đối tượng tác động, hiệu quả quản lý nhà
nước để kịp thời đề xuất xử lý, nhằm hoàn thiện thể chế góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thực hiện hiệu quả công tác
kiểm soát thủ tục hành chính, công bố, công khai minh bạch thủ tục hành chính,
tích cực rà soát, kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính, tái cấu trúc quy
trình giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
cung cấp tới người dân, doanh nghiệp.
- Hoàn thiện các quy định về tổ
chức bộ máy theo quy định của Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số
108/2020/NĐ-CP, xây dựng đề án vị trí việc làm cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tăng
cường công tác kiểm tra công vụ, cải cách hành chính, thanh tra chuyên ngành
nội vụ tại các Sở, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã; chú trọng thanh tra, kiểm
tra trong nội bộ cơ quan, đơn vị để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận,
công chức, viên chức thực hiện kịp thời các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong giải
quyết các công việc có liên quan và được cụ thể hóa bằng những quy định, quy
chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra kỷ luật kỷ cương hành
chính, trách nhiệm công vụ; nhất là đôn đốc xử lý hồ sơ thủ tục hành chính cho
người dân.
- Triển khai nghiêm túc nhiệm
vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch của tỉnh; nhất là việc điều hành, xử lý hồ sơ
công việc trên môi trường mạng, tiếp nhận xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trực
tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện Hệ thống Một
cửa điện tử (Egov), Cổng dịch vụ công của tỉnh; đồng bộ dữ liệu và tích hợp các
dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo trước ngày
15/12/2023 hoàn thành việc kết nối theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 về tiếp
tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục
hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp./.
Ngọc Diệp