Theo
đó, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến
tập trung vào một số nội dung lớn, như: Việc áp dụng mô hình chính quyền tại
thành phố Hà Nội; việc
tăng số
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố; việc phân quyền cho thành phố Hà
Nội trong một số nội dung đặc thù...; về các chính sách thu hút đầu
tư; về vùng Thủ đô, trách nhiệm của các địa phương trong vùng Thủ đô, Hội đồng
điều phối vùng Thủ đô…
Góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Duy
Minh - Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng tán thành sửa đổi Luật Thủ đô để thể chế hóa Nghị
quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhin đến năm 2045.
Về cơ chế thử nhiệm có kiểm soát tại Điều 41, đại biểu
Nguyễn Duy Minh cho rằng không nên chỉ giới hạn thử nghiệm tại khu công nghệ
cao.
Bởi vì việc giới hạn thử nghiệm có kiểm soát tại khu công
nghệ cao có thể không phù hợp để giúp phát triển công nghệ, có một số công nghệ
cần được ứng dụng trong không gian thực tế, cần có cư dân sinh sống mới có hiệu
quả.
“Ví dụ robot giao thức ăn tự hành thì cần có cư dân
sinh sống để bán thức ăn thử nghiệm đến nhà dân, trong khi tại các khu công
nghệ cao thì có rất ít người dân sinh sống, Nếu chỉ cho phép thử nghiệm trong
khu công nghệ cao thì sẽ có rất ít nhu cầu đặt hàng do đa số nhân viên trong
công ty đều ăn trong căng tin”, đại biểu phân tích rõ.
Do đó, đại biểu Nguyễn Duy Minh đề nghị cần làm rõ phạm vi
áp dụng về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu rõ Thủ đô là trung tâm chính trị
kinh tế văn hóa cả nước, nên việc xây dựng đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Đại
biểu bày tỏ thống nhất với các nội dung như Tờ trình.
Về tổ chức chính quyền đô thị kế thừa Nghị quyết 92 nêu cụ
thể rõ ràng, tuy nhiên đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị của Đà
Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh về không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận để đạt hiệu
quả hoạt động cao.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nhất trí tăng số lượng đại biểu
Hội đồng nhân dân thành phố; đồng thời đề nghị cần đề xuất nêu rõ tăng số lượng
đại biểu hoạt động chuyên trách, cân đối giữa các ngành. Về cơ cấu cần xem xét
quy định cứng trong luật về việc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân thành phố là Thường trực Hội đồng nhân dân.
Đại biểu ủng hộ sự cần thiết sớm ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi), đại
biểu quan tâm đến quy định liên quan đến phát triển nhà ở, cải tạo chung cư tại
các đô thị. Tuy nhiên, đề nghị rà soát có cơ chế chính sách về phát triển, cải
tạo chung cư cũ có khác biệt gì so với các quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi)
vừa được Quốc hội thông qua.
Kim Chung