Thời gian qua, công tác đào tạo nghề
đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện, do đó đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến ngày 31/3/2024, toàn tỉnh có 58 cơ sở
giáo dục nghề nghiệp (25 cơ sở công lập; 33 cơ sở ngoài công lập), gồm: 10
trường Cao đẳng; 05 trường Trung cấp; 20 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp; 22 cơ
sở giáo dục nghề nghiệp khác và doanh nghiệp tại địa phương. Toàn tỉnh có 05 trường Cao đẳng được Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quyết định công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục
nghề nghiệp cấp độ 3, có 22 chương trình đào tạo được đánh giá công nhận đạt
kiểm định chất lượng. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề được tỉnh và các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp quan tâm đầu tư, đáp ứng gần hơn với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Chất lượng đào tạo nghề từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao năng suất
lao động, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người lao động.
Đoàn khảo sát thực tế tại phòng thực hành của Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
Đến ngày 31/12/2023, trên địa bàn tỉnh có 3.054 nhà giáo tham gia đào
tạo nghề (1.892 nhà giáo cơ hữu, tỷ lệ 61,95%; 1.162 nhà giáo thỉnh giảng, tỷ
lệ 38,05%).
Năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với Tổng cục giáo dục nghề nghiệp tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cơ
sở giáo dục nghề nghiệp cho 75 nhà giáo. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã quan
tâm, tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên thường xuyên được đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Kết quả
tuyển sinh và đào tạo nghề
- Năm 2022: Toàn tỉnh tuyển mới đào
tạo khoảng 72.535 người, đạt 102,16% kế hoạch (cao đẳng là 5.498 người; trung
cấp là 13.367 người; sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng là 53.670 người);
trong đó có 1.237 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, 775 thanh niên hoàn thành
nghĩa vụ quân sự, 15 người chấp hành xong hình phạt tù.
- Năm 2023: Toàn tỉnh tuyển mới đào tạo khoảng
72.145 người, đạt 100,2% kế hoạch (cao đẳng là 5.449 người; trung cấp là 13.687
người; sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng là 53.009 người); trong đó có 1.183
người hưởng trợ cấp thất nghiệp, 778 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân
sự, 03 người chấp hành xong hình phạt tù.
- Quý I/2024: Toàn tỉnh tuyển mới đào tạo khoảng
14.761 người trình sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng (đạt 22,7% kế hoạch).
Đoàn giám sát đối với Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề
trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ
thông được quan tâm triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Từ năm 2021 đến nay chưa
triển khai thực hiện điều tra, khảo sát cung cầu lao động trên địa bàn theo quy
định; chưa dự
báo được nhu cầu đào tạo đáp ứng thị trường lao động, nhu cầu lao động chất
lượng cao, do đó việc
tham mưu, ban hành các chương trình, kế hoạch phát triển công tác đào tạo nghề
chưa sát tình hình thực tiễn địa phương. Công tác tuyển
sinh trình độ cao đẳng ở các trường cao đẳng gặp nhiều khó khăn, chưa đạt theo
kế hoạch, chỉ tiêu, quy mô được cấp phép và có xu hướng ngày càng giảm; tuyển
sinh trình độ sơ cấp tại các Trung tâm GDNN-GDTX không hiệu quả, số lượng người
đăng ký rất thấp, có nơi không đủ số lượng để mở lớp. Trang thiết bị phục
vụ đào tạo nghề đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn không theo kịp tốc độ
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó,
việc
liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề còn khó khăn, hạn chế,
chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình đào tạo nghề.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng phát biểu tại buổi giám sát đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Đoàn giám sát đã kiến
nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp đề ra tại các kế hoạch, chương trình đã ban hành, trên cơ sở đó điều
chỉnh, bổ sung những giải pháp khả thi nhằm thực hiện đạt mục tiêu, chất lượng
công tác giáo dục nghề nghiệp; thực hiện rà soát, sắp xếp lại tài sản
công tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của
Luật quản lý, sử dụng tài sản công, thiết bị đào tạo nghề hiện có để có phương
án xử lý và tiếp tục ưu tiên đầu tư có trọng điểm, hiện đại hóa, phù hợp với
công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù
các ngành, nghề đào tạo; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động
giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Thực hiện có hiệu quả đối với học
sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề theo Đề án phân luồng học sinh
đã phê duyệt. Đồng thời, đoàn giám sát cũng kiến nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện điều tra,
khảo sát, thống kê, đánh giá nhu cầu thị trường lao động hằng năm và giai đoạn
theo quy định; sớm xây dựng, hoàn thiện hệ
thống cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động, gắn kết cung - cầu lao động
với giáo dục nghề nghiệp…
Đức Thể