Thứ nhát, chính sách hỗ trợ đối với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được công nhận đạt thành tích cao
trong chuẩn chuyển đổi số.
Với sự quyết
tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận của các cấp, các
ngành và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ
cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đã đạt được kết quả nhất định, tiến
hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
đảng, sự tham gia phối hợp của các ngành, các cấp, Mặt trận và các tổ chức
chính trị - xã hội trong toàn tỉnh với nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin
phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Để có căn cứ xét hỗ trợ đối với các
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh trong thực hiện
chuyển đổi số; việc ban hành Nghị quyết là hết sức cần thiết, làm căn cứ để áp
dụng mức hỗ trợ các đơn vị có thành tích xuất sắc trong chuyển đổi số đảm bảo
thiết thực, hiệu quả và đúng quy định hiện hành.
Phiên họp lần nhất năm 2024 của Hội đồng tư vấn chuyển
đổi số tỉnh Đồng Nai
Về mức hỗ trợ,
theo Tờ trình của UBND tỉnh, 03 đơn vị đạt thành tích cao nhất về chuyển đổi số
trong tổng số các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai sẽ được hỗ trợ theo thứ tự từ cao xuống thấp là 500 triệu
đồng/1 đơn vị, 400 triệu đồng/1 đơn vị và 300 triệu đồng/1 đơn vị.
Thứ
hai, về chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực chuyển đổi số đối với các Tổ Công nghệ số cộng đồng tại
các ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai
Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn, tuyên truyền về chuyển đổi số cho người dân
Với mục đích chuyển đổi số bắt đầu
từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là
thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được
người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên
cộng đồng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đưa nền tảng
số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ Công nghệ số
cộng đồng để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người
dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân
thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Tổ Công nghệ số
cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát
dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, huyện đến
xã, phường, thị trấn.
Đoàn viên hỗ trợ người
dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh
Đến nay, đã toàn tỉnh đã thành lập
1.000 Tổ công nghệ số cộng đồng với 6.441 thành viên tại 11/11 Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tổ Công nghệ số cộng đồng tuy được thành lập
cơ bản đầy đủ nhưng vẫn chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách
nhà nước để khuyến khích tạo động lực đẩy mạnh hoạt động hiệu quả. Qua quá trình triển khai còn nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt
động hiệu quả của Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các
ấp, khu phố. Trong đó đáng chú ý nhất là việc thành viên tham gia Tổ
Công nghệ số cộng đồng chủ yếu vai trò kiêm nhiệm, các Tổ Công nghệ số cộng
đồng chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động. Do đó gặp khó khăn trong quá trình
triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Về mức hỗ trợ, theo dự kiến, mỗi tổ công nghệ số
cộng đồng sẽ được hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng.
Dự thảo Nghị quyết sẽ được HĐND tỉnh xem xét, quyết
định tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND tỉnh.
Đức Thể.