Các thành viên Đội Công
tác xã hội tình nguyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các khu dân cư trên địa bàn lồng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền
phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS thông qua hệ thống truyền
thanh, các
buổi họp ấp, khu phố, hoạt động văn nghệ thể thao, băng rôn,
khẩu hiệu, phát
tờ rơi, hội diễn văn nghệ, trực tiếp gặp gỡ đối tượng, gia đình đối
tượng tuyên truyền, vận động cảm hóa, giáo dục. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã dựng 195 pano, phát hành 761 áp phích, băng rôn; phát 29.272 tờ rơi, 4.165
tài liệu các loại; phối hợp tổ chức 2.352 cuộc tuyên truyền, giáo dục, truyền
thông với 85.326 người tham dự, phát trên loa truyền thanh xã, phường, thị trấn 1.236
lần với 922 giờ.
Đội công
tác xã hội tình nguyện đã tham gia phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành,
lực lượng công an các cấp truy quét, triệt phá 06 vụ mua bán
dâm, kích dục.
Ngoài ra, thường xuyên phối hợp kiểm tra, truy quét những điểm nóng về hoạt
động mại dâm để làm trong sạch địa bàn, nhất là dịp lễ, tết.
Đội Công
tác xã hội tình nguyện đã phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn áp dụng các biện pháp xử lý
đưa 422
người đi cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh; tuyên
truyền, vận động 164 người nghiện cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện
và 385 người nghiện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Phối hợp hỗ trợ vốn cho
01 người (thành phố Biên Hòa) với số tiền 30.000.000 đồng. Phối hợp với các
ngành, đoàn thể hỗ trợ cho vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm
cho 47 hộ gia đình có người chấp hành xong hình phạt tù với tổng số
tiền đã giải ngân là 3.400.000.000
đồng.
Hoạt động của Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng cấp
xã: Tính đến nay, đã thành lập 170 Điểm tư vấn với 952 thành viên. Hiện nay, thành viên
của Đội Công tác xã hội tình nguyện là thành viên nòng cốt của các Điểm tư vấn tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng cấp xã (Đội Trưởng Đội
công tác xã hội tình nguyện là Phó Chủ nhiệm Điểm tư vấn và 02 thành viên của
Đội là thành viên Điểm Tư vấn). Các Điểm tư
vấn đã tổ chức tư vấn cho 831 người, trong đó: thân nhân người nghiện: 303
người; người sử dụng ma túy: 168 người; người nghiện ma túy: 198 người; người
sau cai nghiện: 162 người. Tư vấn, vận động được 45 người không sử dụng ma túy,
125 người tham gia các chương trình cai nghiện, 49 người tham gia điều trị
Methadone. Ngoài ra, các Đội tình nguyện còn tham gia công tác tuyên truyền thanh niên nhập
ngũ, hiến máu nhân đạo, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia công tác giảm nghèo, phòng, chống
thiên tai, công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt
tù, phòng, chống mua bán người, phòng, chống tệ nạn mại dâm, tham gia Đội KTLN 178
ở địa phương.
Tuy nhiên, một số tổ
chức,
đoàn thể phụ trách Đội chưa quan tâm, sâu sát trong quản lý, điều hành, chỉ đạo hoạt động của
Đội. Các thành viên Đội tình nguyện chủ yếu là các cán bộ
của các ngành kiêm nhiệm nên các hoạt động tuyên truyền tư vấn với các đối
tượng để hỗ trợ phòng ngừa, hỗ trợ sinh kế, nâng cao sức khỏe chưa đạt hiệu quả
cao. Một số thành viên của Đội tình nguyện chưa thật sự tích cực
trong việc quản lý, nắm tình hình hoàn cảnh của người sử dụng trái phép chất ma túy,
người sau cai nghiện ma túy, người nghiện ma túy đang điều trị nghiện bằng
thuốc thay thế methadone trên địa bàn để đề
ra các phương án, biện pháp tiếp cận tư vấn, cảm hóa, hỗ trợ học nghề, giải
quyết việc làm giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Công tác kiểm tra, nắm tình hình của cấp huyện đối với cấp xã, cấp xã đối
với Đội tình nguyện chưa được thường xuyên, sâu sát nên chưa kịp thời phát hiện
những khó khăn, hạn chế, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ. Công tác tổ chức hội họp, họp giao ban của tổ chức được phân công phụ
trách Đội cũng như của cấp huyện đối với các Đội chưa được thực hiện thường
xuyên nên ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đội.
Đức Thể