Theo ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội khóa XIV trao đổi tại Hội nghị tập huấn đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2024, chủ
thể có trách nhiệm dự kiến chương trình giám sát hàng năm của HĐND là Thường trực
HĐND. Căn cứ để Thường trực HĐND dự kiến chương trình là trên cơ sở đề nghị của
các Ban của HĐND; đại biểu HĐND; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp
và kiến nghị của cử tri ở địa phương.
Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV trao đổi tại Hội nghị tập huấn đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2024
Thời
gian gửi đề nghị, kiến nghị về chương trình giám sát chậm nhất là ngày 01 tháng
3 của năm trước. Yêu cầu đối với đề nghị, kiến nghị về chương trình giám sát phải
nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát. Thời gian Thường trực
HĐND trình HĐND xem xét, quyết định chương trình giám sát hàng năm chậm nhất là
10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của HĐND.
Quá
trình thảo luận, đại biểu HĐND lưu ý một số kỹ năng sau đây: Nghiên cứu về sự cần
thiết ban hành nghị quyết (qua nghiên cứu chương trình toàn khóa của HĐND và
các tài liệu liên quan; các thông tin thu thập được qua tiếp xúc cử tri, tham vấn
ý kiến cử tri, tiếp công dân… để nêu ý kiến về sự cần thiết ban hành nghị quyết).
Nghiên cứu về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của nghị quyết: Từ các
thông tin được cung cấp bởi cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết và các thông
tin do mình tự thu thập, đại biểu có thể cho ý kiến về việc thu hẹp hay mở rộng
đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết. Nghiên cứu về các nội dung của
nghị quyết: Đại biểu không nhất thiết phải có ý kiến về tất cả các điều khoản của
dự thảo nghị quyết mà từ các thông tin có được nên tập trung nghiên cứu để phát
biểu sâu về một hoặc một số điều khoản cụ thể.
Căn
cứ chương trình giám sát, Thường trực HĐND xây dựng đề án để trình HĐND ra nghị
quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề. Yêu cầu đối với nghị quyết của HĐND về
việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề phải xác định rõ đối tượng giám sát (cơ
quan, tổ chức nào); phải xác định rõ phạm vi giám sát (thời gian và không
gian); phải xác định rõ nội dung giám sát; phải xác định rõ về kế hoạch giám
sát; phải xác định rõ thành phần Đoàn giám sát.
Nhiệm
vụ, quyền hạn của đoàn giám sát xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự giám sát báo cáo; thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo
cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; thông báo chương trình và
thành phần Đoàn giám sát; thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát; yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông
tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn
giám sát quan tâm; xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn
giám sát xét thấy cần thiết; xử lý các hành vi vi phạm; báo cáo kết quả giám sát
với HĐND.
Cơ
quan giúp Thường trực HĐND tập hợp, tổng hợp các đề nghị, kiến nghị về chương
trình giám sát đối với cấp tỉnh là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân tỉnh; đối với cấp huyện, cấp xã là bộ phận giúp việc HĐND cấp huyện, cấp
xã.
Thu Hương (tổng hợp)