Trong thời gian qua, công
tác đào tạo nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực có tay nghề cao, từng bước ổn định,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về nhân lực có tay nghề cao; việc
hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã phần nào đáp ứng
nhu cầu lao động cho doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động; các đối tượng
chính sách được quan tâm hỗ trợ học nghề như: Dân tộc thiểu sổ, người khuyết tật,
bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, người nghèo... sau khi học nghề đã từng bước
ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ban VHXH HĐND tỉnh khảo sát công tác đào tạo nghề tại Trường CĐ Y tế Đồng Nai
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình,
giáo trình đào tạo, tạo điều kiện cho học viên đến thực tập và tiếp nhận học
viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp, nhờ đó đã góp phần giải quyết việc làm
sau đào tạo với tỷ lệ trên 80%. Số học viên sau khi tốt nghiệp đều nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghề, từ các lớp học nghề, đã có thể chủ động trong xin việc làm,
tổ chức sản xuât, cải thiện kinh tế, tăng thêm thu nhập, ôn định cuộc sống.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
trình độ trung cấp trở lên tăng dần hàng năm, công tác đào tạo các nghề trọng
điếm theo chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế ổn định, cung cấp nguồn nhân lực
có tay nghề cao cho các lĩnh vực trọng yếu phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh
trong thời gian qua. Kỹ năng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng lên; lao động qua đào tạo nghề tham gia
vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị
trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện;
khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ này đạt trên
90%, đặc biệt có ngành, nghề đạt tỷ lệ 98%.
Một số hạn chế, khuyết điểm
Chính sách phân luồng và hướng
nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học
nghề còn hạn chế; công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh học nghề hiện nay
chưa đủ mạnh để tác động làm chuyển biến nhận thức của người dân về tầm quan trọng
của việc học nghề. Tình trạng học sinh, sinh viên học nghề bỏ học giữa kỳ vẫn
còn nhiều, chất lượng đào tạo chưa đạt như mong muốn, nhất là các kỹ năng mềm,
ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc, năng lực ngoại ngữ, tin học... chưa
đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, chưa đào tạo và hình thành được nguồn
lao động có trình độ và kỳ năng nghề cao.
Ban VHXH HĐND tỉnh giám sát công tác đào tạo nghề tại Sở Lao động - THương binh và Xã hội
Công tác dự báo nhu cầu lao
động còn hạn chế, chỉ mới dự báo ngắn hạn, chưa có dữ liệu dự báo trung hạn và
dài hạn, chưa đánh giá chính xác được hiện trạng của cung - cầu lao động, nhu cầu
nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu
thị trường lao động nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu của doanh
nghiệp còn hạn chế.
Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo
nghề và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hoạt động liên kết đào tạo chưa thu hút được
nhiều doanh nghiệp tham gia, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI). Trang thiết bị đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời
gian qua được Nhà nước quan tâm đầu tư, có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên, vẫn không theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nên chưa
đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao của doanh nghiệp, chính vì vậy
đòi hỏi có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo lao động
kỹ thuật cao.
Với những kết quả đạt được,
công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2024
đã và đang có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, từng bước
phát triển công tác đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cuộc sống,
tăng thu nhập cho người lao động. Trong thời gian tới cần phát triển một số cơ
sở giáo dục nghề nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; cập
nhật, đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề theo hướng tiếp cận kỹ năng nghề
tiên tiến của các nước phát triển; tiến tới công nhận văn bằng, chứng chỉ và kỹ
năng nghề giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới. Tiếp
tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề phục
vụ hội nhập quốc tế…
Đức Thể