Tại Hội nghị bồi
dưỡng đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai năm 2024, ông Đỗ Mạnh Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
khóa XIII nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã trao đổi với đại biểu về một
số kỹ năng tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
và phản ánh. Trong đó, việc nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh sẽ giúp đại biểu xử lý tốt các tình huống, đạt
hiệu quả cao nhất.
Các văn bản luật
quy định trực tiếp: Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Các Luật
có liên quan: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ
sở. Các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung mà công dân đăng ký khiếu nại,
tố cáo… như Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường.
Từ việc nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật nói trên, đại biểu HĐND khi tiếp
công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, phản ánh cần xác định rõ mục
đích yêu cầu của việc tiếp công dân: Bảo đảm quyền của công dân về khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh. Bảo đảm sự tiếp cận công lý thuận lợi của công dân. Hạn
chế sự lạm quyền, kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Kết nối,
đảm bảo sự cân bằng giữa bảo vệ các quyền của công dân với sự vận hành của hệ
thống hành chính nhà nước. Giải quyết kịp thời, triệt để, đúng pháp luật các vụ
việc phát sinh, từ đó đảm bảo sự ổn định, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Khi
đã có sự nghiên cứu, nắm vững các quy định của pháp luật, xác định được mục
đích, yêu cầu của việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh, người đại biểu HĐND sẽ TCD với tâm thế bình tĩnh, tự tin, vừa đảm
bảo đúng quy định của pháp luật, vừa linh hoạt, mềm mại, xử lý tốt các tình huống,
đạt hiệu quả cao nhất.
Thu Hương (tổng
hợp)