Chính quyền nhân dân tỉnh khóa IV(1989-1994)

Đăng ngày: 12/08/2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA IV - NHIỆM KỲ 1989-1994

     Trong nhiệm kỳ IV có điều chỉnh về địa giới hành chính như sau:

     - Quyết định số 10/HĐBT ngày 10/04/1991 của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Xuân Lộc thành 2 huyện mới: huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc, chia huyện Tân Phú thành 2 huyện mới: huyện Định Quán và huyện Tân Phú.

     - Ngày 12/08/1991,  kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo Nghị quyết này thì  huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc của tỉnh Đồng Nai được cắt chuyển về tỉnh  Bà Rịa - Vũng Tàu.

     Nghị định 51/CP ngày 23/06/1994 của Chính phủ chia huyện Long Thành làm 2 huyện: huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành.

     - Nghị định 109/CP ngày 29/08/1994 của Chính phủ về thành lập lại huyện Vĩnh Cửu từ thị xã Vĩnh An.

     Vì vậy, trong giai đọan này diện tích tự nhiên của tỉnh còn 5.866,4 km2;  dân số năm 1990 là 1.624.632 người, đến cuối nhiệm kỳ (1999) là 1.848.642 người.; số lượng đơn vị cấp huyện: 9 đơn vị và cấp xã: 163 đơn vị (không thay đổi so với nhiệm kỳ trước), nhưng tên một số đơn vị cấp huyện và cấp xã có thay đổi do có sự điều chỉnh địa giới như nêu trên.

     Đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Biên Hòa và các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch.

 

A- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN.

     Bước vào nhiệm kỳ IV, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức và hoạt động theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/06/1989. Theo luật này, tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có một số thay đổi so với Luật năm 1983 như sau:

     1- Về Hội đồng nhân dân, Luật quy định:

     - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (nhưng không là Thường trực Hội đồng nhân dân).

     - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có 3 Ban chuyên môn giúp việc Hội đồng nhân dân là Ban Kinh tế ngân sách, Ban Văn hóa xã hội, Ban Pháp chế.

     - Kỳ họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân bầu ra đoàn thư ký các kỳ họp Hội đồng nhân dân.

     - Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập và Chủ trì các kỳ họp Hội đồng nhân dân, kiểm tra việc chấp hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân. Đoàn thư ký các kỳ họp làm thư ký cho tất cả các kỳ họp (không phải bầu lại trong mỗi kỳ họp).

     2- Về Ủy ban nhân dân, Luật quy định:

     Ủy ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch và các Ủy viên khác. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Không quy định cơ cấu Thường trực UBND.

     Trong chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và chức năng của Ủy ban nhân dân có nhiều bổ sung và quy định mới.

Có thể nói bước đột phá về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp bắt đầu tư nhiệm kỳ này.

 

I- Tổ chức bầu cử và cơ cấu đại biểu trúng cử HĐND tỉnh khóa IV

1- Ngày bầu cử: 19/11/1989

2- Số đơn vị bầu cử: 33 đơn vị

3- Số đại biểu trúng cử: 100 đại biểu

4- Cơ cấu đại biểu:

·   Đại biểu nữ: 10 người (10%)

·   Đại biểu là đảng viên: 90 người (90%)

·   Đại biểu người dân tộc thiểu số: 02 người  (2%)

·   Đại biểu công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể: 17 người (17%)

·   Đại biểu công tác tại cơ quan nhà nước: 26 người (26%)

·   Đại biểu trực tiếp sản xuất: 12 người (12%)

·   Đại biểu tôn giáo: 02 người (2%)

5- Trình độ học vấn:

.   Trình độ phổ thông cấp 2: 28 người (28%)

.   Trình độ phổ thông cấp 3: 71 người (71%)

.   Trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng: 25 người (25%)

.   Trình độ chuyên môn đại học: 34 người (34%)

.   Trình độ chuyên môn trên đại học: 02 người (2%)

.   Trình độ lý luận trung cấp: 63 người (63%)

.   Trình độ lý luận cao cấp và cử nhân: 25 người (25%)

6- Ngày tổ chức kỳ họp đầu tiên: 08/12/1989

 

II- Danh sách và tóm tắt tiểu sử từng đại biểu (xếp theo thứ tự đơn vị bầu cử)

* Đơn vị bầu cử số 1 - huyện Xuyên Mộc:

1. Nguyễn Văn Hoàng: sinh năm 1945, Chủ tịch UBMTTQ huyện Xuyên Mộc

2. Hà Văn Nghĩa: sinh năm 1956, Lâm trường Xuyên Mộc

 

* Đơn vị bầu cử số 2 - huyện Xuyên Mộc:

3. Đào Sử Hồng: sinh năm 1942, Phó Bí thư Huyện ủy Xuyên Mộc

4. Trần Công Khánh: sinh năm 1938, Giám đốc Công an tỉnh

5. Nguyễn Công Thành: sinh năm 1944, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc

 

* Đơn vị bầu cử số 3 - huyện Long Đất:

6. Dương Sơn Minh: sinh năm 1939, Bí thư Huyện ủy Long Đất

7. Nguyễn Văn Phú: sinh năm 1950, Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Long Đất

8. Võ Văn Sen: sinh năm 1946, Ngư dân xã Phước Hải

 

* Đơn vị bầu cử số 4 - huyện Long Đất:

9. Trần Thị Minh Hoàng: sinh năm 1945, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

10.Trần Tấn Huy: sinh năm 1947, Chủ tịch UBND huyện Long Đất

11.Nguyễn Thanh Nhân: sinh năm 1941, Phó Phòng Giáo dục huyện Châu Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 5 - huyện Châu Thành:

12.Thái Văn Dũng: sinh năm 1938, Giám đốc Sở Thể dục thể thao

13.Huỳnh Thị Thanh Nguyên: sinh năm 1955, Giám đốc Công ty Thủy sản huyện Châu Thành

14.Nguyễn Thị Hồng Xinh: sinh năm 1954, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Châu Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 6 - huyện Châu Thành:

15.Trần Văn Cường: sinh năm 1934, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

16.Phạm Quang Khải: sinh năm 1954, Trưởng Phòng VHTT huyện Châu Thành

17.Phan Văn Mão: sinh năm 1941, Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 7 - huyện Châu Thành:

18. Nguyễn Hồng Lâm: sinh năm 1941, Chủ tịch UBMTTQ huyện Châu Thành

19. Ký Hữu Minh: sinh năm 1941, Giám đốc Công ty Dịch vụ kỷ thuật nông nghiệp huyện Châu Thành

20.Lương Tập: sinh năm 1947, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 8 - huyện Châu Thành:

21.Lê Thành Bá: sinh năm 1934, Giám đốc Công ty Dầu thực vật Đồng Nai

22.Ao Văn Thinh: sinh năm 1952, Giám đốc Công ty Dịch vụ KT cây trồng Đồng Nai

23.Trần Văn Trương: sinh năm 1936, Giám đốc Sở Thủy sản Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 9 - huyện Long Thành:

24.Phạm Văn Dưỡng: sinh năm 1957, Chủ tịch UBND huyện Long Thành

25.Nguyễn Văn Đồng: sinh năm 1948, Phó Chủ tịch Công đoàn Thủy lợi Đồng Nai

26.Đào Văn Minh: sinh năm 1958, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 10 - huyện Long Thành:

27.Phạm Văn Hy: sinh năm 1931, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

28.Trần Thị Luận: sinh năm 1947, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra tỉnh

29.Đặng Minh Quang: sinh năm 1939, Chủ tịch UBMTTQ huyện Long Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 11 - huyện Long Thành:

30.Huỳnh Minh Hà: sinh năm 1941, Phó Bí thư Huyện ủy Long Thành

31.Trần Thị Hòa: sinh năm 1947, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

32.Phạm Minh Thiều: sinh năm 1942, Giám đốc Sở Tài chính

 

* Đơn vị bầu cử số 12 - huyện Long Thành:

33.Dương Văn Hải: sinh năm 1933, Giám đốc Sở Y tế

34.Nguyễn Thanh Hùng: sinh năm 1937, Trưởng Ban Khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Nai

35.Hoàng Đình Tuấn: sinh năm 1950, Giám đốc Lâm trường Long Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 13 - thành phố Biên Hòa:

36.Nguyễn Tấn Luật: sinh năm 1961, Quản đốc phân xưởng Nhà máy dệt Thống Nhất

37.Tố Nguyên: sinh năm 1937, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Biên Hòa

38.Linh mục Trần Xuân Thảo: sinh năm 1940, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo tỉnh Đồng Nai 

* Đơn vị bầu cử số 14 - thành phố Biên Hòa:

39.Trương Diện Đồng: sinh năm 1946, Phó Chủ tịch Nhà máy luyện cán thép Biên Hòa

40.Lê Văn Hồng: sinh năm 1940, Giám đốc Xí nghiệp vật liệu xây dựng Biên Hòa

41.Nguyễn Văn Ri: sinh năm 1939, Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa

 

* Đơn vị bầu cử số 15 - thành phố Biên Hòa:

42.Huỳnh Văn Tâm: sinh năm 1940, Q.Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa

43.Huỳnh Chí Thắng: sinh năm 1952, Phó Phòng Giáo dục Tp Biên Hòa

44.Nguyễn Toàn Trung (HT Thích Huệ Thành): sinh năm 1918, Phó Pháp chủ Hội chứng minh Ban cố vấn trị sự Hội Phật giáo Việt Nam

 

* Đơn vị bầu cử số 16 -  thành phố Biên Hòa:

45.Trần Văn Hiền: sinh năm 1946, Giám đốc Trung tâm Y tế Biên Hòa

46.Phạm Văn Hòa: sinh năm 1945, Giám đốc Cty Bihimex Biên Hòa

47.Nguyễn Thanh Tùng: sinh năm 1933, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

 

* Đơn vị bầu cử số 17 -  thành phố Biên Hòa:

48.Lê Qúy Hồng: sinh năm 1950, Phó Giám đốc Nhà máy gỗ Tân Mai

49.Huỳnh Hữu Nghĩa: sinh năm 1958, Chủ nhiệm HTX gốm Thái Dương

50.Phan Văn Trang: sinh năm 1931, Phó Bí thư Tỉnh ủy

 

* Đơn vị bầu cử số 18 -  huyện Thống Nhất:

51.Nguyễn Đà: sinh năm 1951, Trưởng Phòng kỹ thuật huyện Thống Nhất

52.Nguyễn Đức Đầy: sinh năm 1946, Phó Bí thư Huyện ủy Thống Nhất

53.Lê Thị Hồng Hoa: sinh năm 1943, Phó Chánh án TAND tỉnh

 

* Đơn vị bầu cử số 19 - huyện Thống Nhất:

54.Trần Minh Chánh: sinh năm 1941, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất

55.Ngô Văn Hải: sinh năm 1957, Phó Công an huyện Thống Nhất

56.Nguyễn Thị Minh Tư: sinh năm 1942, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

 

* Đơn vị bầu cử số 20 - huyện Thống Nhất:

57.Huỳnh Văn Ba: sinh năm 1945, Trưởng Phòng giáo dục huyện Thống Nhất

58.Phạm Hồng Hải: sinh năm 1932, Phó Giám đốc Sở Giáo dục

59.Trần Bửu Hiền: sinh năm 1939, Giám đốc Sở Thương nghiệp

 

* Đơn vị bầu cử số 21 - huyện Thống Nhất:

60.Nguyễn Quốc Chiến: sinh năm 1949, Giám đốc Cty Liên hiệp XNK Đồng Nai

61.Trần Nguyên Ngọc: sinh năm 1951, Trưởng Hạt nông lâm huyện Thống Nhất

62.Lê Bá Ước: sinh năm 1931, Phó Giám đốc Cty Donavik

 

* Đơn vị bầu cử số 22 - huyện Xuân Lộc:

63.Nguyễn Trùng Phương: sinh năm 1939, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh

64.Nguyễn Văn Sảnh: sinh năm 1933, Giám đốc Công ty cao su Đồng Nai

65.Lê Thị Trâm : sinh năm 1945, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc

 

* Đơn vị bầu cử số 23 - huyện Xuân Lộc:

66.Võ Văn Lượng: sinh năm 1930, Giám đốc Sở Đối ngoại

67.Nguyễn Văn Bình: sinh năm 1938, Giám đốc Công ty du lịch Đồng Nai

68.Lương Hoàng : sinh năm 1947, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc

 

* Đơn vị bầu cử số 24 - huyện Xuân Lộc:

69.Nguyễn Văn Động: sinh năm 1943, Chủ tịch Công đoàn tỉnh Đồng Nai

70.Dương Mạnh Huỳnh: sinh năm 1942, Giám đốc Công ty cầu đường I

71.Nguyễn Văn Thạnh: sinh năm 1940, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải

 

* Đơn vị bầu cử số 25 - huyện Xuân Lộc:

72.Lê Đình Nghiệp: sinh năm 1932, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

73.Nguyễn Văn Toàn: sinh năm 1953, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc

74.Đào Văn Tý: sinh năm 1952, Ủy viên UBMTTQ tỉnh

 

* Đơn vị bầu cử số 26 - huyện Xuân Lộc:

75.Nguyễn Hữu Bút: sinh năm 1945, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc

76.Nguyễn Văn Hai: sinh năm 1941, Phó Giám đốc Sở Tư pháp

77.Lê Tố Nga: sinh năm 1936, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh

 

* Đơn vị bầu cử số 27 - huyện Xuân Lộc:

78.Mai Sông Bé: sinh năm 1957, Phó thư ký Hội Nhà báo Đồng Nai

79.Nguyễn Thị Thanh Bút: sinh năm 1944, Trọng tài viên Trọng tài kinh tế tỉnh

80.Phạm Văn Châu: sinh năm 1949, Trưởng Phòng nông lâm huyện Xuân Lộc

 

* Đơn vị bầu cử số 28 - thị xã Vĩnh An:

81.Lê Viết Hưng: sinh năm 1957, Giám đốc Công ty dịch vụ KTCT Vĩnh An

82.Nguyễn Văn Lợi: sinh năm 1939, Q. Bí thư Thị ủy Vĩnh An

 

* Đơn vị bầu cử số 29 -thị xã Vĩnh An:

83.Tăng Ngọc Minh: sinh năm 1932, Giám đốc Bệnh viện tỉnh Đồng Nai

84.Phan Trung Kiên: sinh năm 1947, Giám đốc Lâm trường Mã Đà

85.Lê Minh Tánh: sinh năm 1944, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh An

 

* Đơn vị bầu cử số 30 - huyện Tân Phú:

86.Huỳnh Văn Bình: sinh năm 1935, Q.Chủ tịch UBND tỉnh

87.Tô Công Hiệu: sinh năm 1945, Trưởng Phòng kinh tế huyện Tân Phú

88.Hồ Văn Thái: sinh năm 1958, Trưởng Ban tuyên giáo Huyện ủy Tân Phú

 

* Đơn vị bầu cử số 31 - huyện Tân Phú:

89.Huỳnh Châu: sinh năm 1941, Chủ tịch UBMTTQ huyện Tân Phú

90.Phạm Chương: sinh năm 1955, Q.Giám đốc Bưu điện tỉnh

91.Lâm Hiếu Trung: sinh năm 1931, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin

 

* Đơn vị bầu cử số 32 - huyện Tân Phú:

92.Võ Minh Quang: sinh năm 1942, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

93.Phan Doãn Thu: sinh năm 1942, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú

94.Trần Ngọc Vinh: sinh năm 1959, Phó Phòng nông nghiệp Tân Phú

* Đơn vị bầu cử số 33 - huyện Tân Phú:

95.Trương Hữu Thế: sinh năm 1963, Phó Phân trường Lâm nghiệp Tân Phú

96.Đoàn Văn Thơm: sinh năm 1919, Nông dân sản xuất giỏi

97.Đặng Văn Tiếp: sinh năm 1935, Phó Chủ tịch UBND tỉnh  

* Đơn vị bầu cử số 34 - huyện Tân Phú:

98.Phạm Xuân Đồng: sinh năm 1952, Giám đốc Cty dịch vụ KTCT Tân Phú

99.Lê Văn Hàng: sinh năm 1943, Giám đốc Xí nghiệp chế biến CNTP Hòa Bình

100.Phạm Văn Sáng: sinh năm 1958, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Ban Kinh tế Tỉnh ủy

 

III- Một số biến động đại biểu  HĐND tỉnh khóa IV

      Đại biểu giảm trong nhiệm kỳ: 28 đại biểu; trong đó:

     22 đại biểu của ba huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc chuyển về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thành lập; 2 đại biểu xin từ nhiệm (ông Phạm Văn Dưỡng, bà Ngyễn Thị Thanh Bút); 3 đại biểu bị bại bãi nhiệm (các ông Nguyễn Đà, Nguyễn Đức Đầy và Tăng Ngọc Minh);  1 đại biểu chết (ông Nguyễn Văn Động).

 

IV- Về các chức vụ trong Hội đồng nhân dân:

     Tại kỳ họp đầu tiên và các kỳ họp thứ 7 nhiệm kỳ IV, Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu các chức vụ của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

1- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh:

  - Chủ tịch Hội đồng nhân dân:           Ông Phan Văn Trang

  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:    Ông Lê Đình Nghiệp

  - Thư ký Hội đồng nhân dân:       Ông Phạm Mạnh Thiều (từ ngày 08/12/1989 đến 31/07/1991)

                                                       Ông Huỳnh Chí Thắng (từ 31/07/1991 đến hết nhiệm kỳ)

2- Ban Kinh tế - Kế hoạch - Ngân sách:

  - Trưởng Ban:             Ông Phạm Văn Sáng

  - Phó trưởng Ban:       Ông Huỳnh Văn Tâm

  - Các thành viên:         Ông Nguyễn Hữu Bút

                                   Ông Trần Tấn Huy

                                   Ông Ao Văn Thinh

3- Ban Văn hóa - Xã hội - Đời sống:

  - Trưởng Ban:             Ông Nguyễn Văn Động

  - Phó trưởng Ban:       Ông Dương Văn Hải.

  - Các thành viên:         Ông Thái Văn Dũng

                                   Bà Lê Tố Nga

                                   Bà Nguyễn Thị Hồng Xinh

4- Ban Pháp chế:

  - Trưởng Ban:             Bà Trần Thị Luận

  - Phó trưởng Ban:       Bà Nguyễn Thị Thanh Bút

  - Các thành viên:         Ông Lương Hoàng

                                   Ông Nguyễn Thành Công

                                   Ông Lương Tập

5- Đoàn Thư ký các kỳ họp Hội đồng nhân dân

  - Ông Phạm Mạnh Thiều - Trưởng đoàn thư ký (từ đầu nhiệm kỳ đến 31/07/1991)

  - Ông Huỳnh Chí Thắng -Thư ký (từ đầu nhiệm kỳ ngày 31/07/1991), Trưởng đoàn thư ký (từ 31/07/1991 đến hết nhiệm kỳ)

  - Ông Mai Sông Bé - Thư ký (cả nhiệm kỳ)

 - Ông Nguyễn Tấn Luật -Thư ký (từ ngày 31/07/1991 đến hết nhiệm kỳ

 

B- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

I- Tổ chức, bộ máy của UBND tỉnh khoá IV

      Kỳ họp đầu tiên Hội đồng nhân dân  khóa IV đã bầu ra Ủy ban nhân dân tỉnh gồm 15 thành viên, gồm:

     - Chủ tịch:                     Ông Huỳnh Văn Bình

     - Các Phó Chủ tịch:        Bà Trần Thị Minh Hoàng

                                         Ông Trần Văn Cường

                                         Ông Lâm Hiếu Trung

                                         Ông Đặng Văn Tiếp

     - Các Ủy viên khác:    Ông Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên Quân sự

                                      Ông Trần Công Khánh - Ủy viên Công an

                                      Ông Nguyễn Trùng Phương - Ủy viên Tổ chức chính quyền

                                     Ông Nguyễn Khanh - Ủy viên Công nghiệp

                                      Ông Lê Hữu Sanh - Ủy viên Nông lâm

                                      Ông Phạm Hòa - Ủy viên Thanh tra

                                      Ông Nguyễn Minh Thuận - Ủy viên Giáo dục

                                     Ông Trần Văn Quyến - Ủy viên Kế hoạch

                                     Ông Nguyễn Nam Ngữ - Ủy viên Văn hóa thông tin

     Tại kỳ họp thứ 7 ngày 31/07/1991 Hội đồng nhân dân đã bầu bổ sung: Ông Lê Hữu Sanh làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và bầu bổ sung các thành viên UBND tỉnh, gồm:

                                     Ông Phạm Mạnh Thiều - Ủy viên Tài chính

                                     Ông Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên Giao thông vận tải

                                    Ông Nguyễn Văn Hàng - Ủy viên Kế hoạch

     Đến kỳ họp thứ 18 (ngày 16/04/1994) Hội đồng nhân dân tỉnh cho ông Trần Văn Quyến và Nguyễn Thanh Hồng miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh để nghỉ hưu.

II- Bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh khóa IV.

      Trong nhiệm kỳ 1989 -1994, bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh không thay đổi đáng kể; tiếp tục tiến hành đổi tên các Ty thành các Sở và sát nhập  một số đơn vị cấp Sở.

C- TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

     Kỳ họp đầu tiên Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV đã bầu ra Tòa án nhân dân tỉnh gồm 08 vị:

     Chánh án:                     Ông Nguyễn Văn Hai

     Phó Chánh án:              Bà Lê Thị Hồng Hoa

     Các Thẩm phán:            Ông Nguyễn Phúc Kỳ

                                         Ông Phạm Xuân Viên

                                         Bà Lê Thị Hương

                                         Bà Huỳnh Thị Nga

                                         Ông Trương Thành Dinh

                                         Bà Nguyễn Thị Mười

     Năm 1991, ông Nguyễn Văn Hai - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh chuyển về công tác tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu bà Lê Thị Hồng Hoa làm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

 

 

D-  HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ IV:

1- Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương

     HĐND tỉnh khóa IV (1989-1994) đã tiến hành 22 kỳ họp (20 kỳ họp định kỳ và 2 kỳ họp bất thường), ban hành 63 Nghị quyết (trong đó có 15 Nghị quyết chuyên đề).

* Kỳ họp thứ nhất (từ 8-9/12/1989):

- Ra Nghị quyết xác nhận tư cách 100 vị đạo biểu HĐND tỉnh khóa IV

- Bầu Thường trực HĐND, các Ban chuyên môn của HĐND, Đoàn Thư ký các kỳ họp HĐND, UBND, Tòa án nhân dân

- Nghe UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế kế hoạch năm 1989 và một số công tác trước mắt

 

* Kỳ họp thứ ha(từ 27/02 đến 01/03/1990):

- Ra Nghị quyết về kế hoạch kinh tế xã hội năm 1990

- Ra nghiị quyết về nhiệm vụ ngân sách Nhà nước năm 1990

- Ra Nghị quyết về chương trình kỳ họp thứ 3

 

* Kỳ họp bất thường lần thứ nhất (29/05/1990):

- Ra Nghị quyết đề nghị tách tỉnh Đồng Nai thành 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh

- Ra Nghị quyết về  chủ trương chia huyện và điều chỉnh lại địa giới hành chính huyện, thị xã, thành phố

 

* Kỳ họp thứ ba (từ 19-21/07/1990):

- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1990 và nhiệm vụ của 6 tháng còn lại

- Ra Nghị quyết xác định tư cách 3 vị đại biểu HĐND và cho một vị được từ nhiệm đại biểu HĐND

 

* Kỳ họp thứ tư (từ 29/10 đến 01/11/1990):

- Kiểm điểm đánh giá thực hiện Nghị quyết HĐND về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong 9 tháng

- Ra Nghị quyết về biện pháp cấp bách nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1990

 

* Kỳ họp thứ năm (từ 23-25/01/1991):

- Ra Nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1991

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ tài chính - ngân sách tỉnh năm 1991

- Ra Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ văn hóa xã hội 1991

- Ra Nghị quyết về chia mỗi huyện Xuân Lộc và Tân Phú thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện

- Ra Nghị quyết về dự toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1991

- Ra Nghị quyết bãi miễn một vị đại biểu HĐND tỉnh

 

* Kỳ họp thứ sáu (từ 06-08/05/1991):

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội quí II/1991

- Ra Nghị quyết về biện pháp bảo đảm trật tự an ninh theo pháp luật

 

* Kỳ họp thứ bảy (từ 29-31/07/1991):

- Ra Nghị quyết về biện pháp chỉ đạo công tác 6 tháng cuối năm nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1991

- Ra Nghị quyết về thống nhất quản lý ngành Giáo dục

 

* Kỳ họp bất thường lần thứ hai (08/10/1991):

- Ra Nghị quyết về việc bàn giao 3 huyện Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Thành về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

* Kỳ họp thứ tám (từ18-19/11/1991):

- Ra Nghị quyết về những biện pháp bổ sung để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1991

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 1990

 

* Kỳ họp thứ chín (từ 13-15/02/1992):

- Ra Nghị quyết về kế hoạch kinh tế xã hội năm 1991

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ tài chính - ngân sách tỉnh năm 1992

- Ra Nghị quyết về dự toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1992

- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1992

 

* Kỳ họp thứ mười (từ 04-05/05/1992):

- Ra Nghị quyết về biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý II/1992

- Ra Nghị quyết chuẩn y quyết toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1991

- Ra Nghị quyết bãi miễn 2 vị Hội thẩm nhân dân

- Ra Nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh

- Ra Nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh

- Ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện "nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa" trên địa bàn tỉnh

 

* Kỳ họp thứ mười một (từ 03-05/08/1992):

- Ra Nghị quyết về các biện pháp chỉ đạo tập trung để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 1992

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách tỉnh năm 1991

- Ra Nghị quyết ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh

 

* Kỳ họp thứ mười hai (từ 30-31/10/1992):

- Ra Nghị quyết về biện pháp cấp bách thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý IV/1992

 

* Kỳ họp thứ mười ba (từ 28-30/01/1993):

- Ra Nghị quyết về kế hoạch kinh tế xã hội năm 1993

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Naim năm 1993

- Ra Nghị quyết chuyên đề về công tác chống tham nhũng - hối lộ, chống buôn lậu và làm hàng giả, chống lãng phí

- Ra Nghị quyết về dự toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1993

- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1993

 

* Kỳ họp thứ mười bốn (từ 21-22/04/1993):

- Ra Nghị quyết về bổ sung một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng quí II/1993

- Ra Nghị quyết về chương trình hành động để triển khai 5 chuyên đề: công tác thanh niên, giáo dục - đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dân số kế hoạch hóa gia đình, văn hóa văn nghệ đến năm 1995

- Ra Nghị quyết chuẩn y quyết toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1992

 

* Kỳ họp thứ mười lăm (từ 20-21/07/1993):

- Ra Nghị quyết về các biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm 1993

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 1992

- Ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo

- Ra Nghị quyết ban hành qui chế hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai

 

* Kỳ họp thứ mười sáu (từ18-19/10/1993):

- Ra Nghị quyết về các biện pháp cấp bách thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quí IV/1993

- Ra Nghị quyết về việc chia huyện Long Thành thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện

 

* Kỳ họp thứ mười bảy (từ12-15/01/1994):

- Ra Nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1994

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai năm 1994

- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1994

- Ra Nghị quyết về dự toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1994

 

* Kỳ họp thứ mười tám (từ 15-16/04/1994):

- Ra Nghị quyết về biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng quí II/1994

- Ra Nghị quyết về chuẩn y quyết toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1993

- Ra Nghị quyết cho từ nhiệm đại biểu HĐND đối với bà Nguyễn Thị Thanh Bút

- Ra Nghị quyết cho thôi chức vụ Ủy viên UBND tỉnh đối với 2 ông Trần Văn Quyến và Nguyễn Thanh Hồng

- Ra Nghị quyết chuyên đề về cuộc vận động thực hiện xây dựng quĩ xóa đói giảm nghèo

 

* Kỳ họp thứ mười chín (từ 13-15/07/1994):

- Ra Nghị quyết về biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm 1994

- Ra Nghị quyết về phân vạch điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường trong tỉnh

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách tỉnh năm 1993

 

* Kỳ họp thứ hai mươi (từ 14-15/10/1994):

- Ra Nghị quyết thông qua báo cáo kiểm điểm công tác 9 tháng và biện pháp thực hiện nhiệm vụ quí IV/1994

- Ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện Nghị định 61/CP của Thủ tướng Chính phủ về đề án bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

- Ra Nghị quyết về khen thưởng hoạt động HĐND trong nhiệm kỳ

 

2- Kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND trong nhiệm kỳ:

     Căn cứ vào 4 mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm (1991-1995) mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V đã đề ra; nhiệm kỳ này, HĐND và UBND tỉnh đã có nhiều Quyết định và giải pháp đột phá, đưa kinh tế tỉnh Đồng Nai bước vào thời kỳ phát triển khá cao và tương đối ổn định. Thành tựu nổi bật là sự phát triển vững chắc về nông nghiệp, chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế và đã hình thành được các điểm công nghiệp tập trung, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh hoạt động, khẳng định được vị trí là một tỉnh trong khu vực tam giác động lực ở miền Đông Nam bộ

     Đến cuối nhiệm kỳ, tỷ trọng về cơ cấu kinh tế đã có bước thay đổi quan trọng: công nghiệp chiếm 36,5%, nông - lâm - ngư nghiệp rút xuống còn 37,2%, dịch vụ và thương mại tăng lên 30,8%. Đây là bước chuyển dịch tích cực phù hợp với chương trình phát triển công nghiệp hiện đại hóa. Các điểm công nghiệp lớn như: Thống Nhất, Long Thành, Long Khánh, Nhơn Trạch, Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Gò Dầu, Thành Tuy Hạ, Hố Nai, Sông Mây ... lần lượt ra đời và phát triển. Sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế là kết quả của những biện pháp, giải pháp thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển; đẩy mạnh thâm canh, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp; khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu được vận dụng thích hợp ở Đồng Nai; tốc độ tăng trưởng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trung bình hàng năm đạt 32,3%, trong đó có sự đóng góp đáng kể của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Riêng về thu hút đầu tư của nước ngoài, nếu năm 1989 mới có 2 dự án liên doanh thì đến năm 1995 toàn tỉnh đã có 143 dự án đầu tư được cấp phép, với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ 314 triệu 879 nàgn USD, thu hút trên 30.000 lao động. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang khu vực Đông Nam Á, Mỹ, Nhật ...; năm 1991 mới có 14 đơn vị tham gia xuất khẩu; đến năm 1995 đã tăng lên 37 đơn vị; kim ngạch xuất khẩu năm 1995 đạt 134,2 triệu USD. Sau thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, từ năm 1990 trở đi bắt đầu xu thế ổn định, khả năng cân đối tăng dần; tỷ lệ huy động vào ngân sách hàng năm đều tăng, năm 1991 đạt 9,5%, năm 1995 đạt 14%. Nguồn vốn bình quân hàng năm tăng 31,1% đáp ứng đủ yêu cầu vốn cho sản xuất.

     Các mặt văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục có bước chuyển biến mới. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 40.000-50.000 lao động. Chương trình kế hoạch hóa gia đình hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,3% năm 1991 xuống còn 1,97% năm 1995. Chính sách xã hội sau chiến tranh được Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo; trong nhiệm kỳ đã trao tặng 906 nhà tình nghĩa, 913 số tiết kiệm với số tiền 1,45 tỷ đồng, phụng dưỡng suốt đời 103 mẹ Việt Nam anh hùng. Quỹ xóa đói giảm nghèo đã huy động được 18,9 tỷ đồng và cho 12.175 hộ vay; ngân hàng đã hỗ trợ 6,3 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để giúp đỡ phát triển sản xuất.

     Nhờ các chính sách đúng đắn mà đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, mức tiêu dùng trong dân hàng năm tăng khoảng 8,3%.

     Trong nhiệm kỳ, tỉnh đã xây dựng thêm 2 bệnh viện, 35 trạm xá, bảo đảm 163 xã - phường - thị trấn  đều có trạm xá. Đến năm 1995, toàn tỉnh đã có 15 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và bệnh viện huyện; 11 phòng khám khu vực; 1 trạm vệ sinh phòng dịch; 163 trạm y tế cơ sở; 16 phòng chuẩn trị y học dân tộc (gồm 200 tổ); với tổng số 3.225 giường bệnh; 2.991 y bác sĩ, dược sĩ, y tá và cán bộ y tế.

     Mở rộng phát triển phong trào văn hóa, thông tin, thể dục thể thao quần chúng; đầu tư tăng cường bổ sung cho thiết chế văn hóa cơ sở và đào tạo lực lượng hoạt động chuyên nghiệp.

     Về giáo dục - đào tạo: hàng năm ngân sách tỉnh vẫn đầu tư cho ngành trên 30% tổng dự toán chi, kết hợp với vốn huy động từ nguồn xã hội hóa. Nhưng do áp lực số học sinh hàng năm đều tăng nhanh, nên vẫn còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, theo qui định còn thiếu 2.500 người. Tính đến năm 1995 toàn tỉnh đã có 159/163 xã, phường, thị trấn được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.

     Bảo vệ an ninh quốc phòng là một nhiệm vụ quan trọng của nhiệm kỳ này. Từ năm 1989 đến năm 1992, Công an Đồng nai đã lần lượt phá vỡ hàng chục vụ án nhen nhóm phản cách mạng, tiêu biểu là các tổ chức: Đảng nhân dân Việt Nam (1991), Mặt trận dân chủ trung lập phi liên kết và Mặt trận liên minh dân chủ dân quân phục quốc (1992). Năm 1995 phá vỡ tổ chức làm bạc giả liên tỉnh. Năm 1989, lực lượng quân đội địa phương đã hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế ở tỉnh Kompongthom (Campuchia) và rút về nước. Công tác quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân không ngừng được củng cố, góp phần to lớn giữ vững an ninh chính trị xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế tỉnh phát triển vững chắc.

Theo Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai 1945-2004

CQND khoa IV-01.JPG

CQND khoa IV.JPG