Trong hoạt động giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh và các Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ
chức giám sát các nội dung liên quan đối với
hoạt động của các cơ quan tư pháp. Cụ thể, Ban
Pháp chế HĐND tỉnh đã ban hành chương trình khảo sát, giám sát năm 2023 và tổ
chức 15 cuộc khảo sát, giám sát về 09 nội dung. Trong đó, có một số nội dung giám sát liên quan đến chức năng của các cơ
quan tư pháp tỉnh, như: Giám sát việc thực hiện Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư về việc
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Giám sát việc tạm đình chỉ và kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ giải
quyết các vụ án của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai; Giám sát thực hiện các kết luận
thanh tra từ năm 2018 đến 2022; Giám sát về việc chấp hành pháp luật
trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố địa bàn tỉnh Đồng Nai; Giám sát đối với 09 bản án phúc thẩm của Tòa án
nhân dân tỉnh hủy, sửa án sơ thẩm của TAND huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống
Nhất, Nhơn Trạch, Định Quán, Xuân Lộc và thành phố Biên Hòa.
Phó Trưởng Ban Pháp chế - Hồ Sĩ Tiến giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ở thành phố Long Khánh
Hoạt động giám sát có sự phối hợp giữa
Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh, nội dung giám sát tập trung vào các vấn
đề kinh tế - xã hội, thực tiễn áp dụng pháp luật của địa phương, qua đó đưa ra
các kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các địa
phương đơn vị trong thời gian tới. Qua giám sát, có nêu ra một số nội dung, kiến
nghị biện pháp khắc phục liên quan đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ có
chức danh tư pháp thuộc các cơ quan tư pháp tỉnh.
Trương ban
Pháp chế HĐND tỉnh – bà Trương Thị Mỹ Dung tại cuộc họp thẩm tra các Tờ trình,
dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ 14
Trong hoạt động thẩm tra, Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra về tình hình thực thi pháp luật 6 tháng, năm
2023; qua đó, đánh giá những việc đã làm được, những
tồn tại, hạn chế của các cơ quan Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, theo đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thường trực
HĐND tỉnh đã xem xét cho ý kiến bổ nhiệm trong năm 2023 đối với 05 thẩm phán
trung cấp theo quy định, góp phần đảm bảo công tác bổ nhiệm cán bộ trong hoạt
động tư pháp. Đồng thời, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tham mưu Thường
trực HĐND tỉnh đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy đối với các trường hợp bổ nhiệm thẩm
phán có quan tâm đến tỷ lệ án tạm đình chỉ, nguyên nhân tạm đình chỉ để từng
bước nâng cao trách nhiệm thẩm phán liên quan đến chất lượng và thời gian xét
xử các vụ án.
Nhìn chung, quá
trình thực hiện Chương trình
số 12-CTr/BCĐCCTP, với chức năng nhiệm vụ của
mình, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo thẩm quyền; trong đó đặc biệt quan tâm đến việc
giám sát kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh. Quá
trình giám sát, thẩm tra, Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ động trao đổi, làm việc với các cơ quan, đơn vị, liên
quan, đề nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa đảm bảo theo quy định, đồng
thời khảo sát thực tế để nắm bắt thông tin phục vụ hoạt động thẩm tra đảm bảo
đúng quy định pháp luật, sát với thực tiễn. Sau thẩm tra, giám sát, Ban Pháp chế
HĐND tỉnh đã có những kiến nghị cụ thể để giúp các cơ quan tư pháp có điều kiện tự đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan đơn vị; qua đó đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại hạn
chế và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Thanh Tân