Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 110-Qúy II-2016

BẢO VỆ TÊN MIỀN: Việc tất yếu cần làm để quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

Đăng ngày: 24/10/2016
​Năm 2015, Việt Nam vừa ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTA) khác. Do đó, đây sẽ là là cơ hội để Việt Nam cân bằng cán cân thương mại trong thời gian tới
 

​     Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thì các hiệp định mới cũng đặt ra các thách thức không nhỏ cho cả DN và cho các nhà quản lý. Trong đó, có thách thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin khi doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý bị chiếm dụng tên miền sẽ bị tổn thất nặng nề. Trong lộ trình đó, ngày 18/8/2015, Bộ Thông tin và Tryền thông ban hành Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Căn cứ tinh thần Thông tư này, Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị các cơ quan nhà nước đăng ký tên miền cần giữ chỗ theo quy định để đảm bảo an toàn cho hoạt động của website của mình. Đối với HĐND tỉnh, theo tinh thần văn bản thì website thuộc diện đương nhiên được bảo vệ vì là tên miền con của “dongnai.gov.vn”.

    Việc tên miền trùng hoặc giống với tên thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, tên tác giả, tác phẩm là vấn đề thường gặp khi giải quyết các vụ việc tranh chấp tên miền do thông lệ chung quốc tế coi tên miền Internet và Sở hữu trí tuệ là hai lĩnh vực độc lập. Giải quyết vấn đề này, hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đang tồn tại song song hai cách hiểu khác nhau, thuộc về lĩnh vực quản lý của hai Bộ (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ). Trong các văn bản chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, các xung đột (nếu có) trong trường hợp, đăng ký, sử dụng tên miền trùng hoặc giống tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền tác phẩm, tác giả,... được coi là các vụ việc tranh chấp. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, từ cấp Luật (Luật Công nghệ thông tin) cho tới Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 72/2013/NĐ-CP), hay Thông tư do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành (Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT) đều quy định đây là tranh chấp tên miền, được xử lý theo các hình thức quy định tại Luật Công nghệ thông tin (theo ba hình thức: Thông qua thương lượng, hòa giải; Thông qua trọng tài; Khởi kiện tại tòa án). Tuy nhiên, do Luật Sở hữu trí tuệ hiện còn tồn tại quy định coi đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nên các văn bản dưới Luật về vấn đề này (lĩnh vực Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý) đang áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, trong đó có đưa nội dung xử lý thu hồi tên miền như là một biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh (Nghị định số 99/2013/NĐ-CP) có nghĩa là sử dụng biện pháp hành chính để xử lý vụ việc tranh chấp tên miền.

     Về nguyên tắc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet: tài nguyên Internet được quy hoạch thống nhất để bảo đảm cho hoạt động Internet của Việt Nam an toàn, tin cậy và hiệu quả; tài nguyên Internet liên quan tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; đến các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội được ưu tiên bảo vệ và không được xâm phạm; việc quản lý, sử dụng tài nguyên Internet phải bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng quy định và không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; tăng cường hợp tác quốc tế, nghiêm chỉnh thực hiện và tôn trọng điều ước, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên Internet; tài nguyên Internet chỉ được đưa vào hoạt động hoặc được tiếp tục duy trì hoạt động sau khi cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet đã thực hiện việc nộp phí và lệ phí theo qui định.

     Theo Thông tư, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh sách các tên miền được ưu tiên bảo vệ (tất cả các cấp của tên miền “.vn”) liên quan tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý tên miền – VNNIC phải tăng cường công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet hiệu quả, đúng quy định. Đặc biệt, VNNIC cũng có trách nhiệm “bảo đảm an toàn việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và bí mật thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet theo quy định”. Quy định này là một điểm mới, hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung của quốc tế về việc đảm bảo bí mật thông tin cá nhân. Những quy định trên nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý; bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tăng cường tính minh bạch đối với pháp luật về viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam trong thời gian tới. 

    Thông tin và truyền thông là phương thức để thực hiện các mục tiêu của thiên niên kỷ, đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chủ quyền quốc gia về không gian mạng. Chính vì lẽ đó, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đang đặt ra trong một bối cảnh vừa cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính, vừa phải bảo vệ vững chắc tên miền để đảm bảo hoạt động của các đơn vị dịch vụ công cũng như các cơ quan thực hiện nhiệm vụ chính trị không bị lợi dụng. Đúng như đã dự đoán, cơ hội và thách thức luôn tồn tại song song và chỉ những ai nắm vững luật chơi mới có thể tồn tại. 

     Website của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai là kênh thông tin chính thức của HĐND tỉnh. Từ khi được đưa vào hoạt động năm 2007 đến nay đã thực hiện tốt việc tuyên truyền pháp luật của nhà nước, đặc biệt là hoạt động HĐND và UBND tỉnh, có ưu thế nổi bật trong trao đổi thông tin về trả lời ý kiến cử tri nên đã đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri, được cử tri tín nhiệm và có số lượng truy cập rất cao. Chính vì vậy, bảo vệ tên miền website này chính là nhiệm vụ quan trọng để HĐND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật.

     Kim Chung