Ngày 23 tháng 11 năm 2024 - 21:49:49 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Bộ Luật lao động cần quy định những điều khoản dành riêng cho lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức Đăng ngày: 03/02/2010
Sáng 02/2/2010 Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội đã tổ chức Hội thảo “Vấn đề giới và pháp luật lao động”.
|
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu khai mạc Hội thảo | Hội thảo dự kiến sẽ được tổ chức trong 2 ngày (2 – 3/2), tại thành phố Hồ Chí Minh, do bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì, với sự tham dự của hơn 120 vị là đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, lãnh đạo sở Lao động Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh khu vực phía Nam có mặt tại buổi Hội thảo. Cũng tại Hội thảo, các ý kiến của các đại biểu tập trung vào những vấn đề về tiền lương tối thiểu áp dụng cho các vùng, miền hiện nay; chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ. Đồng thời, thảo luận xung quanh việc quy định các doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ; vấn đề an toàn lao động và những quy định liên quan đến đình công trong các khu công nghiệp; ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho rằng luật có những vấn đề cần phải tiếp tục phải sửa đổi bổ sung, lấy ý kiến rộng rãi của người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở tiếp thu những nội dung của Điều ước quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn; tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật lao động của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quốc gia thành viên ASEAN để nội dung của Bộ luật Lao động phải đồng bộ và phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là các luật khác có liên quan như: Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và Luật tố tụng dân sự. Như vậy mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội hiện nay ở nước ta.
|
Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố phía Nam tham dự Hội thảo | Một vấn đề cũng gây nhiều tranh cãi không kém tại Hội thảo đó là nên chăng điều chỉnh lại tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ từ 55-60 tuổi, bằng với tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam, các vấn đề như quy định mức lương tối thiểu áp dụng cho các vùng, miền, thang bảng lương, vấn đề về lao động, người sử dụng lao động... được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Về bình đẳng giới trong pháp luật lao động được các đại biểu đề cập đến những vấn đề như: Cần phải có cuộc nghiên cứu, khảo sát về những lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức đóng góp bao nhiêu % GDP cho xã hội (những người tự kinh doanh, tự làm chủ hay những người làm thuê trong các doanh nghiệp siêu nhỏ không đăng ký) rất ít cơ hội để áp dụng các điều khoản của luật lao động, do đó luật lao động phải có những điều khoản để bảo vệ quyền lợi cho những người này…
|
PGS.TS Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục dạy nghề Bộ LĐTB&XH phát biểu | Đa số các phụ nữ hiện có được những công việc nhẹ nhàng hoặc làm được làm việc trong điều kiện tốt, cho rằng nên tăng thời gian nghỉ hưu của lao động nữ lên bằng với lao động nam, trong khi đó, theo ý kiến của các lao động hoạt động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp... thì nên giữ nguyên mức nghỉ hưu hiện tại là 55 tuổi đối với lao động nữ và 60 đối với nam. Ngoài ra, vấn đề nghỉ thai sản đối với lao động nữ tại Hội thảo cũng có nhiều ý kiến trái chiều... Với những ý kiến thảo luận từ các đại biểu, Ban soạn thảo luật, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng luật nhằm có những điều chỉnh phù hợp hơn để khi Bộ luật Lao động chính thức được ban hành sẽ phù hợp hơn, không gây tranh cãi, khó khăn đối với người thực hiện luật.
Lưu Hà
|
|
|