Sự quan tâm của cac cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chuyển biến về nhận thức là điều kiện để các Hội tổ chức và hoạt động: sau khi chỉ thị ra đời, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn các tổ chức Hội quần chúng, giúp các Hội hoạt động đúng định hướng, có hiệu quả. Trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã có chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí của các Hội quần chúng. Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền làm cho hoạt động của các Hội quần chúng ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Sự nỗ lực vươn lên của các tổ chức Hội vừa đảm bảo lợi ích chính đáng, thiết thực của hội viên. Nội dung phương thức hoạt động của các Hội ngày càng cải tiến, một số Hội đã xây dựng bản tin nội bộ, phát hành tạp chí (Hội Khuyến học, Hội Văn học nghệ thuật); bước đầu chú ý giúp đỡ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, hội viên (Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người mù dạy chữ Braille...), biên soạn 52 đầu sách chuyên môn (Hội Đông y). Ngoài ra một số Hội còn đứng ra thành lập công ty, trung tâm hỗ trợ thực hiện các hoạt động, tư vấn chuyên ngành như: Hội Luật gia, Hội Tin học, Hội Kiến trúc, Hội Xây dựng.
Nét nổi bật nhất là các Hội đã tích cực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, làm từ thiện nhân đạo, xây dựng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, trao học bổng, tổ chức truyên truyền, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng nghèo, khó khăn… Qua các hoạt động mang tính thiết thực đã góp phần tạo sự tin tưởng của quần chúng vào đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu thời điểm trước khi có Chỉ thị 42-CT/TW, toàn tỉnh có 29 tổ chức Hội quần chúng đã được cho phép thành lập với 76.525 hội viên thì đến nay ở cấp tỉnh có 42 tổ chức Hội và 01 Ban đại diện Hội Người cao tuổi; ở cấp huyện có 77 Hội quần chúng; ở cấp xã có 513 tổ chức Hội quần chúng gồm: 171 (Hội Người cao tuổi), 171 (Hội Khuyến học), 171 (Hội Chư thập đỏ), tổng số hội viên tăng lên gần gấp 5 lần.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nổi lên những hạn chế là: còn có cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, từ đó chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện để Hội quần chúng phát huy hết vai trò, tham gia tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác củng cố kiện toàn tổ chức Hội có nơi, có lúc chưa chặt chẽ; một số Hội hết nhiệm kỳ nhưng chưa kịp thời tổ chức đại hội theo quy định. Việc quản lý hội viên còn lỏng lẻo, có Hội, hội viên gia nhập chỉ mang tính phong trào chứ chưa nhận thức hết về quyền lợi cũng như thực hiện các nghĩa vụ khi tham gia. Che độ thông tin báo cáo hoạt động của các Hội còn chậm, chưa tự giác và không đầy đủ.
Đa số các Hội gặp khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động còn thiếu. Sự phối kết hợp với Mặt trận To quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội chưa được đẩy mạnh, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp Hội quần chúng nào bị giải thể do vi phạm pháp luật song khi xem xét tình hình hoạt động, trong năm 2007 UBND tỉnh quyết định giải thể hai Hội do không hoạt động liên tục trong 12 tháng.
Từ những kết quả và những hạn chế, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm đó là:
Tổ chức Hội phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng về sở thích, nghề nghiệp của bộ phận quần chúng; quy trình thành lập phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo pháp luật quy định; đặt dưới sự lãnh đạo, định hướng và tạo điều kiện của cấp ủy Đảng và chính quyền cùng cấp.
Làm tốt công tác tuyên truyền và quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, các quy định của nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở tính chất, mức độ hoạt động của các Hội nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội, vì lợi ích cộng đồng thì chính quyền có sự vận dụng linh hoạt, hỗ trợ cho các Hội.
Cần có sự phối kết hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội cũng như phân cấp cho các Sở, ngành chuyên môn theo dõi, định hướng, tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ thuật… cho các Hội theo lĩnh vực, ngành nghề phụ trách.
Phát huy tính tích cực, sự nỗ lực vươn lên của các Hội; phát triển về số lượng gắn liền với nâng cao chất lượng hoạt động. Xây dựng nhan tố tích cực, cá nhân có uy tín, để thúc đẩy phong trào của Hội. Mạnh dạn giải thể các Hội yếu kém, không hoạt động theo quy định của pháp luật.
Viên Hồng Tiến