Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 81-T1&T2-2012

Các nhóm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp học bậc mầm non trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 29/05/2013
​Tại nhiều địa phương, trường lớp học phục vụ của bậc học mầm non còn thiếu, đặc biệt là tại các địa phương tập trung các khu công nghiệp (số phòng học chỉ mới đáp ứng được từ 17% - 18% tỷ lệ học sinh trong độ tuổi nhà trẻ). Thực tế cho thấy, hệ thống trường mầm non công lập không đủ đáp ứng nhu cầu nhưng việc kêu gọi xã hội hóa ở nhiều địa phương trong thời gian qua không thực hiện được do không có nhà đầu tư. Điều này đã buộc nhiều công nhân phải gửi con tại các nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình không đủ điều kiện, không được quản lý, cấp phép. 

​     Bức xúc trước thực trạng này, tại kỳ họp thứ ba HĐND tỉnh khóa VIII, đại biểu Huỳnh Văn Tịnh đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết giải pháp trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên và nâng cao tỷ lệ huy động học sinh nhà trẻ ra lớp trong thời gian tới. Sở Giáo dục và Đào tạo đã trả lời như sau:

     So với năm học 2005-2006, tỷ lệ huy động ra lớp ở mầm non trên địa bàn tỉnh đã có sự tăng trường đáng kể, trong đó tỷ lệ huy động nhà trẻ ra lớp tăng từ 9% năm học 2005-2006 tăng lên 17% năm học 2011-2012, tỷ lệ huy động học sinh mẫu giáo tăng từ 63% năm học 2005-2006 lên 88% vào năm học 2011-2012, Tuy nhiên, so với nhu cầu học tập của con em nhân dân thì tỷ lệ huy động nhà trẻ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân tỷ lệ huy động chưa đạt tập trung chủ yếu ở những lý do sau:

     Trong thời gian qua, chủ trương tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định chỉ tập trung ngân sách cho đầu tư xây dựng trường học ở các vùng đặc biệt khó khăn, các vùng còn lại chủ yếu huy động xã hội hóa để đầu tư xây dựng. Do cơ chế trên nên việc đầu tư xây dựng trường lớp mầm non từ ngân sách trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, không đáp ứng kịp nhu cầu của người học, nhất là ở các vùng không phải xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Chính phủ về phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II thì Đồng Nai tỉnh chỉ có 6 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn).

Huy động trẻ ra lớp.jpg
Cô trò trường mầm non An Viễn, xã Bình An, huyện Long Thành​ 

     Đối với tỉnh Đồng Nai, do là tỉnh phát triển công nghiệp nên số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ tăng cơ học là khá cao, nhất là ở vùng có các khu công nghiệp, càng tạo nên áp lực và gánh nặng trong huy động học sinh ra lớp trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do tâm lý nên còn một bộ phận nhân dân có tâm lý trẻ nhà trẻ (0-2 tuổi) còn nhỏ tuổi nên không gửi ra trường lớp mà có xu hướng cho ở nhà với ông, bà để nuôi dạy. Vì vậy, trong thời gian tới, để năng cao hơn nữa tỷ lệ huy động học sinh nhà trẻ ra lớp, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề ra sáu nhóm giải pháp như sau:

     Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả các chủ trương tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục có liên quan đến ngành học mầm non đã được UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể như đề án phổ cập mầm non 5 tuổi, chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, thông qua hai đề án trên, dự kiến sẽ tăng cường đầu tư bổ sung gần 700 phòng học cho bậc học mầm non.

     Thứ hai, tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non ở các khu vực có điều kiện. Riêng đối với địa bàn các khu công nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh, nhân rộng mô hình Công ty, xí nghiệp đầu tư trường lớp mầm non phục vụ cho con em công nhận như trường hợp Công Ty Phong Thái – Trảng Bom đã đầu tư trường mầm non Đông Phương với quy mô 755 cháu, công ty Pouchen – Biên Hòa đầu tư trường mầm non với quy mô 450 cháu.  

     Thứ ba, tổ chức rà soát lại hệ thống các nhà, nhóm trẻ gia đình để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhằm đưa hệ thống này đi vào nền nếp hơn, song song đó tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nuôi dạy trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, các nhà nhóm để nâng cao chất lượng, trách nhiệm nuôi dạy trẻ của đội ngũ nuôi dạy trẻ ở các cơ sở này. 

     Thứ tư, thực hiện chủ trương tăng cường cơ sở vật chất cho bậc học mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Sở, ngành liên quan làm việc với các địa phương nhằm có đề xuất tỉnh về đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho ngành học mầm non từ nguồn ngân sách nhà nước đối với những vùng, địa bàn có có khó khăn trong huy động nguồn xã hội hóa cho phát triển giáo dục mầm non. 

     Thứ năm, đề xuất các địa phương quan tâm hơn trong cân đối kinh phí đầu tư xây dựng đối với ngành học mầm non trên địa bàn vì hiện nay công tác đầu tư xây dựng trường lớp mầm non đã được phân cấp về UBND các địa phương thực hiện. 

     Thứ sáu, thực hiện tốt và kịp thời các chính sách của nhà nước hỗ trợ cho học sinh mẫu giáo ra lớp, cụ thể học sinh mẫu giáo ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn; học sinh mẫu giáo thuộc hộ nghèo; học sinh mẫu giáo mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh mẫu giáo bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

     Những giải pháp trên là những giải pháp cơ bản, căn cơ và phù hợp với quy định hiện hành để tăng cường cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện hỗ trợ cho huy động học sinh mầm non nói chung và nhà trẻ nói riêng trong thời gian tới ra lớp thuận lợi hơn.

                                                                              Kim Chung