Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Cần giải quyết điểm nghẽn về nhà ở xã hội

Đăng ngày: 14/12/2023
​Nghị quyết số 11/NQ-CP về thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong đó có chương trình mua, thuê mua nhà ở xã hội vẫn chưa hoàn thành. Theo đại biểu chính sách cho vay ưu đãi đối với chương trình mua, thuê mua nhà ở xã hội phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành xây dựng nhà ở xã hội; vì dự án nhà ở xã hội chưa hoàn thành nên chưa thể giải ngân được do đó cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội trong thời gian tới.

​    Theo Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 22/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định 1122/QĐ-UBND ngày 18/5/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch nhà ở công nhân, nhà ở xã hội đến năm 2025 thì công tác lập hồ sơ chủ trương đầu tư của một số địa phương chưa đạt theo mục tiêu đề ra. Đến nay mới có 04 địa phương có trình hồ sơ chủ trương đầu tư (Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom), còn 07 địa phương còn lại chưa trình hồ sơ chủ trương đầu tư. Đại biểu cho rằng điểm nghẽn hiện nay là một số địa phương chưa có quy hoạch phân khu nên cần giải quyết căn cơ nội dung này.
    z4948398678834_84a821f869711cab0f254fb7f797ca5d.jpg
                     Đại biểu tổ Biên Hòa tham gia thảo luận


    Kết quả xây dựng nhà ở xã hội hiện nay còn đạt thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong khu vực phát triển công nghiệp. Một số địa phương, việc quy hoạch quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở còn hạn chế; doanh nghiệp ngại đầu tư do chi phí lớn nhưng hồi vốn chậm; việc tiếp cận gói tín dụng gặp nhiều khó khăn do vướng thủ tục pháp lý. Có dự án 10 năm chưa triển khai thực hiện do chồng chéo giữa Luật Đất đai và các Luật có liên quan. Bên cạnh đó, việc dành 20% quỹ đất từ nhà ở thương mại để bàn giao cho địa phương đầu tư nhà ở xã hội, tỷ lệ đạt thấp chưa tương ứng với các dự án thương mại đã đầu tư và đưa vào khai thác. Dự kiến đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ mở rộng thêm KCN dẫn đến nhu cầu về nhà ở tiếp tục tăng cao, do đó đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát các dự án thương mại mà nhà đầu tư không có khả năng thực hiện, để thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư có năng lực (hiện nay còn 89 dự án chậm triển khai thực hiện).
    Về công tác lập hồ sơ chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội, đến nay còn 07 địa phương chưa trình hồ sơ: Các khu vực phát triển mạnh về công nghiệp, kéo theo tăng dân số cơ học, nhu cầu về nhà ở xã hội tăng cao thì việc đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ chủ trương đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, đối với địa phương chưa có nhu cầu về đầu tư xây dựng nhà ở, nên cân nhắc và phân ra nhóm địa phương (cấp thiết thì làm ngay, chưa cấp thiết phải có lộ trình).
   Thời gian qua, thành phố Long Khánh đã mở bán nhà ở xã hội, trong đó có khoảng 100 người dân được xét, nhưng phải trả lại do không đủ kinh phí để mua. Hiện nay người dân rất khó mua được nhà ở xã hội do chi phí cao, do đó nghiên cứu nên xây dựng loại hình nhà ở xã hội có quy mô nhỏ hơn (khoảng 30 đến 40m2) để người dân có nhu cầu dễ dàng tiếp cận; nghiên cứu có cơ chế chính sách riêng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội. Đại biểu cũng đề nghị cần có giải pháp hạ giá thành nhà ở xã hội để người lao động thu nhập thấp thực sự có nhu cầu có thể tiếp cận được với nhà ở xã hội.

Nguyễn Thị Oanh