Đánh giá về những hạn chế, nhiều có nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo văn
kiện. Có đề nghị cần phân tích và đánh giá sâu hơn về những hạn chế và tính
chưa bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ vừa qua
như:

Có ý kiến cho rằng công nghiệp và xuất khẩu đang phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp FDI
(1) Tăng trưởng, đặc biệt là của công nghiệp và xuất khẩu đang phụ thuộc
rất lớn vào doanh nghiệp FDI; (2) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối chậm khi
tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP chưa có sự cải thiện nhiều trong giai đoạn
vừa qua; (3) Tỷ trọng thu ngân sách/GRDP đang có xu hướng giảm dần và không đạt
mục tiêu đặt ra; (4) Cải cách hành chính và quản trị công chưa thực sự hiệu quả;
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chưa có nhiều cải thiện; hiệu quả
quản trị công và hành chính công tỉnh (PAPI) từ nhóm trung bình cao xuống nhóm
trung bình thấp; (5) Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GRDP có xu
hướng giảm dần, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, nhất là những dự án hạ
tầng kỷ thuật, chậm kéo theo tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách nhà nước thấp, ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư công, đội vốn công trình, dự án, ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế và thu ngân sách địa phương; (6) Vấn đề giải quyết việc làm chưa
có nhiều cải thiện khi tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thị luôn
duy trì mức 2,4% giai đoạn 2016-2020; (7) Tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn
nước hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Thị Vải ngày càng gia tăng do
việc xả thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất...(8) Hệ thống kết cấu hạ
tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến tình trạng quá tải...

Tự phát trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề đại biểu quan tâm
Có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá về thu ngân sách chưa đạt mục tiêu nghị
quyết đề ra. Có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá: “Nền kinh tế nội tại của tỉnh
chưa xây dựng được bản sắc riêng, chưa chú trọng phát triển những ngành nghề,
sản phẩm đặc trưng của tỉnh”. Có ý kiến đề nghị đánh giá thêm hạn chế trong
lĩnh vực nông nghiệp: tình hình sản xuất tự phát trên một số cây trồng, vật nuôi
như cây tiêu, cà phê, con heo... Tình hình dịch bệnh trên một một số cây trồng,
vật nuôi không quản lý được, thiếu nước tưới trên một số cây trồng không khắc
phục được. Vì vậy ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Về kinh tế tập thể, có ý kiến cho rằng hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều hạn
chế và yếu kém, chưa thể hiện được vai trò “bà đỡ” cho các thành viên HTX, có
nhiều HTX hoạt động cầm chừng do thua lỗ nhiều năm. Một số HTX chủ yếu kinh
doanh một vài ngành nghề, do đó khó cạnh tranh với thành phần kinh tế khác. Có
một số địa phương thành lập HTX cho đủ số lượng để đạt chỉ tiêu xây dựng nông
thôn mới. Nhiều HTX thiếu vốn, thiếu liên kết với doanh nghiệp nên đầu ra sản
phẩm còn gặp khó khăn. Giám đốc HTX nông nghiệp hiện nay còn yếu, hầu hết từ
nông dân sản xuất giỏi lên làm nên chưa có đủ trình độ để quản lý kinh doanh. Có ý kiến đề nghị đánh những tồn tại trong quá
trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Bên
cạnh đó, có ý kiến nhận định, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đô thị tuy có
bước phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu do đó đề
nghị bổ sung đánh giá: “Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn chưa tương
xứng với sự phát triển của tỉnh. Những khu đô thị trọng tâm, trọng điểm chưa
được chú trọng phát triển”; “Chưa có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp
mới, các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư sản xuất sản phẩm mới..., đặc biệt
là những ngành nghề, sản phẩm đặc thù của tỉnh”.
Tổ biên
tập văn kiện có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý để hoàn thiện.
Nguyễn Thị Oanh