Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 24-Tháng 5/2006

Chiến khu Đ-Mảnh đất anh hùng

Đăng ngày: 10/06/2006
Chiến khu Đ đánh dấu sự kiện thành lập và Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam (1961), Đồng thời có ý nghĩa chính trị và lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường, anh dũng của quân dân miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng, chuyển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau phong trào Đồng Khởi.
Trung ương Cục miền Nam và một số cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục tuy chỉ đứng chân ở Chiến khu Đ trong gần hai năm 1961 – 1962, sau đó chuyển về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh), nhưng đã có những hoạt động hết sức quan trọng: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lịch sử của Xứ uỷ Nam bộ, Trung ương miền Nam; lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn về tổ chức các cơ quan tham mưu của Đảng bộ miền Nam, bao gồm Văn phòng Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, Ban Bảo vệ An ninh, Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Thông tin liên lạc, Ban Giao – Bưu – Vận, Đài phát thanh, thông tấn xã giải phóng. . . Chỉ đạo củng cố và kiện toàn bộ máy lãnh đạo kháng chiến ở các khu, tỉnh, thành toàn Miền Nam từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Chỉ đạo này là nhân tố  hàng đầu đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của Trung ương Đảng với sự nghiệp cách mạng ở miền Nam.

Trung ương Cục đã nối thông hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ - miền Đông Nam bộ với Khu VI, Tây Nguyên, Khu V, đồng bằng Nam bộ ra Trung ương, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước.  Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ ( 1961 – 1962 ) là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng : nơi hình  thành và ra mắt, lực lượng Quân Giải phóng đầu tiên ở miền Đông và miền Nam, chuẩn bị thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, nơi Trung ương Cục vận dụng đường lối  cách mạng của Trung ương Đảng một cách chủ động, sáng tạo, với ý chí tự lực tự cường, tinh thần tiến công cách mạng, không ngại gian khổ, hy sinh, để lãnh đạo, chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh tổng hợp đánh bại chiến lược '' chiến tranh đặc biệt '' của đế quốc Mỹ. Đặc biệt trong tư tưởng quan điểm lãnh đạo, Trung ương Cục rất quan tâm đến công tác xây ựng và phát triển căn cứ địa, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Với ý nghĩa đó, đồng chí Lê Duẩn, nguyên Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá vị trí của Chiến khu Đ : '' Miền rừng núi Đông Nam bộ và Khu VI đối với Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long có vị trí tương tự như khu căn cứ Việt Bắc đối với Hà Nội và đồng  bằng Bắc bộ trước đây trong kháng chiến chống Pháp ''. Xuất phát từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, lại được quần chúng nhân dân, đặc biệt đồng bào dân tộc trong căn cứ một lòng giúp đỡ đùm bọc, các lực lượng Quân giải phóng đã không ngừng lớn mạnh, tổ chức nhiều hoạt động quân sự đánh địch giành những thắng lợi quan trọng, trong đó lần đầu tiên tiến công, giải phóng và làm chủ hoàn toàn một tỉnh lỵ của địch ở miền Nam - tỉnh lỵ Phước Thành ngày 18 -9 1961; dội bão lửa vào sân bay chiến lược Biên Hòa ( 31/10/1964 ), tiến công giải phóng chi khu Hiếu Liêm (tháng 2- 1964), mở rộng căn cứ địa kháng chiến, thực hành thắng lợi chiến dịch Bình Giã ( từ 2 – 12 – 1964  đến 3 – 1 – 1965 ), chiến dịch Đồng Xoài (tháng - 1965)...mở ra thời cơ mới cho phong trào cách mạng miền Nam. Đặc biệt sự nhạy bén, sáng tạo của Trung ương Cục miền Nam trong vận dụng phương châm xây dựng lực lượng  chính trị, lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị là nòng cốt, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược : nông thôn - đồng bằng đô thị - rừng núi, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: chính trị- vũ trang- binh vận đã phát triển phong trào cách mạng rộng khắp của quần chúng, đánh sụp hệ thống ấp chiến lược, đánh bại chiến lược '' chiến tranh đặc biệt '' của Mỹ ngụy ở miền Nam.

Để làm nên những trang sử và chiến công chói lọi đó, biết bao cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc cả nước đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình xây dựng, chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống để làm nên những chiến công lịch sử ở vùng đất chiến khu Đ '' Miền Đông gian lao mà anh dũng '' của Nam bộ Thành đồng Tổ quốc.

Tôi và các đồng chí hiện còn sống trên mảnh đất Miền Đông này cùng các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi mãi trân trọng và biết ơn các chiến sĩ, đồng bào, đồng chí yêu nước đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam anh hùng.

 Lê Văn Tầm- Cựu TNXP Miền Đông Nam Bộ