Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Chính sách đối với lao động người dân tộc thiểu số di cư đến đồng nai

Đăng ngày: 27/12/2023
  ​Toàn tỉnh hiện có trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số khoảng 3,3 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 198.784 người, chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh, xếp thứ 26 về dân số đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc và xếp thứ hai so với khu vực miền Đông Nam bộ, sau thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 32 khu công nghiệp tập trung thu hút 2.002 dự án đầu tư từ 42 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 1,2 triệu công nhân, người lao động khoảng 945.423 lao động, trong đó có 29.283 người là đồng bào dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, phía Bắc di cư vào Đồng Nai làm việc và tạm trú.  
 

Đồng bào các dân tộc thiều số di cư đến Đồng Nai luôn được tỉnh quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách về giáo dục, y tế, an sinh xã hội, như việc đăng ký khai sinh cho con của lao động nhập cư, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, các chính sách dành cho các đối tượng bảo trợ xã hội…. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhân dịp lễ, tết như: Lễ hội truyền thống của đồng bào, hội thi nấu ăn, cắm hoa, dân vũ, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…giúp người lao động vui chơi, học tập, giao lưu, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần sau ngày làm việc. Về công tác giáo dục và đào tạo đối với học sinh là người dân tộc thiểu số luôn được quan tâm, tập trung thực hiện đồng bộ, tiếp nhận tất cả con em lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác là đồng bào vào học tập tại các trường, thực hiện miễn giảm học phí cho đối tượng được ưu tiên theo chế độ quy định, vận động hỗ trợ đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo mọi điều kiện để con em đồng bào dân tộc nhập cư có điều kiện đến trường để cha mẹ an tâm lao động sản xuất. Hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đảm bảo công tác khám và chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở và phòng khám tư nhân đảm bảo phục vụ lao động đồng bào có nhu cầu đến khám chữa bệnh.

hhhhh.png
UBND tỉnh tổ chức hội thảo về vấn đề di cư của lao động dân tộc thiểu số đến tỉnh Đồng Nai

Đối với người lao động nhập cư lao động tại các doang nghiệp

Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số di cư đến Đồng Nai làm công nhân ở doanh nghiệp có khoảng 28.198 lao động. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày về chỗ ăn ở, nghỉ ngơi cho người lao động nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số đang lưu trú, tạm trú, tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện để các hộ dân tại địa phương xây dựng các phòng trọ, nhà ở cho thuê với mức giá trung bình, phù hợp với tiền công, tiền lương thu nhập hàng ngày; tuyên truyền vận động chủ nhà trọ thực hiện đúng các quy định về việc tạm trú, tạm vắng, thỏa thuận hợp đồng thuê nhà,… Hiện có 46 doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã xây dựng các ký túc xá cho 4.450 người lao động miễn phí, 14 doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho 6.951 người lao động thuê với mức giá ưu đãi. Một số doanh nghiệp thuê các khu nhà ở của người dân để bố trí cho lao động có nhu cầu về nhà ở. Hằng năm tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội thao, Hội chợ cho công nhân lao động tại các Công ty, xí nghiệp trên địa bàn có đông người lao động nhập cư như Biên Hòa, Trảng Bom, Vĩnh Cửu … và nhân dịp lễ, tết của dân tộc tổ chức tặng quà, vé xe cho công nhân là đồng bào dân tộc thiểu số về quê ăn tết.

Đối với người lao động di cư đang lao động tại các nông trường của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Một bộ phận bà con dân tộc thiểu số hiện đang làm công nhân tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai là 731 người chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc: đồng bào dân tộc được hỗ trợ toàn bộ chi phí vé tàu, xe từ quê vào Đồng Nai. Xây dựng nhà tiền chế để bố trí nơi ở ổn định. Trang bị những vật dụng sinh hoạt cơ bản giúp bà con ổn định tư tưởng để sẵn sàng làm việc. Hỗ trợ phương tiện giao thông đi lại, đào tạo nghề cho người lao động, bố trí công việc phù hợp với thói quen sinh hoạt của đồng bào lúc ban đầu. Bà con đồng bào dân tộc được thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần đối với công nhân lao động và 2 lần/năm đối với công nhân làm nghề nặng nhọc độc hại. Các tổ chức đoàn thể và các nông trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao mang màu sắc văn hóa các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, như: Ngày hội văn hóa các dân tộc; phiên chợ 0 đồng; trò chơi dân gian…

z5013504312916_001619f9932cca8c7f3ef0804f67abb0.jpg

C​ác đại biểu chụp hình tại Hội thảo về di cư của đồng bào dân tộc thiểu số đến Đồng Nai

​Đối với đồng bào dân tộc đang tạm trú tại huyện Thống Nhất

Trên địa bàn huyện Thống Nhất hiện nay có khoảng 92 hộ với 354 nhân khẩu người dân tộc Khmer đến từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đang tạm trú trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở xã Gia Kiệm. Những năm qua, địa phương luôn quan tâm chỉ đạo việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ chính sách an sinh xã hội ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người nhập cư là đồng bào dân tộc Khmer để nâng cao đời sống, tạo mọi điều kiện cho đồng bào dân tộc phát huy khả năng, kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Đời sống của đồng bào dân tộc từng bước được nâng lên.

Đối với một bộ phận người Campuchia gốc Việt (trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít người Khmer) sinh sống bằng nghề nuôi cá bè tập trung quanh lòng Hồ Trị An. Thực hiện đề án 02 của Bộ Tư pháp, Công an tỉnh đã rà soát, phân loại, từng bước cấp thủ tục hành chính, thẻ quản lý thường trú và tiếp tục rà soát trong số phát sinh. Công an tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với khu vực địa bàn trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an ninh, trật tự góp phần phòng ngừa các vấn đề phức tạp phát sinh.