Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 94-T4-2013

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2009-2012 trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 26/06/2013
​Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Đề án tỉnh và các địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và các cơ sở dạy nghề, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đã được triển khai kịp thời, đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân, bước đầu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu KT-XH của tỉnh

​     Hàng năm, các địa phương và đơn vị đào tạo nghề đã xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung đánh giá thực trạng, nhu cầu học nghề của người lao động và làm căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đào tạo nghề cụ thể phù hợp nhu cầu thực tế; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, qua đó đánh giá các kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế để từ đó định hướng xây dựng các giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề được đầu tư xây dựng, mua sắm kịp thời, bảo đảm tốt công tác tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Công tác tuyên truyền nội dung, chương trình Đề án được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cũng được thực hiện kịp thời, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong quá trình đào tạo. Quá trình khảo sát, tư vấn chiêu sinh tại các đơn vị được thực hiện đúng đối tượng theo Đề án. Các chế độ, chính sách thụ hưởng cho người học cũng được thực hiện theo đúng quy định. Ngoài ra, các đơn vị và địa phương cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác khảo sát, tư vấn cho người lao động tham gia học nghề phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương; có quan tâm đến công tác tuyển sinh, công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề, nhất là đối với những nghề người lao động có khả năng tạo việc làm tại gia đình. Qua đó đã giúp người lao động nâng cao năng lực lao động và tạo thu nhập bảo đảm ổn định cuộc sống; đồng thời tạo được sự chuyển biến cơ bản quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

 h10991.jpg
Học viên lớp gò đồng trong giờ thực hành
tại Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán​

     Bên cạnh các kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện đề án các địa phương và các trung tâm đào tạo nghề cũng còn một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục, như: hoạt động tuyên truyền vẫn còn hạn chế nhất là các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền chưa nhiều, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; tùy từng thời điểm mở lớp học theo yêu cầu của người học nên một số thiết bị phục vụ dạy học chưa được sử dụng thường xuyên; một số trung tâm số lượng giáo viên cơ hữu chưa đủ đáp ứng yêu cầu trong quá trình đào tạo; một số nơi chưa xây dựng hoặc xây dựng chưa đầy đủ chương trình, biên soạn giáo trình theo số nghề đang đào tạo theo Đề án; quy trình, thủ tục xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình chưa ban hành theo quyết định của Thủ trưởng đơn vị theo quy định; các trung tâm hiện vẫn căn cứ vào một số chương trình khung do Tổng cục dạy nghề ban hành để chỉnh sửa, bổ sung dạy cho các học viên; một số đối tượng tham gia đào tạo chưa bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của Đề án; việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí tại một số đơn vị dạy nghề chưa đúng theo quy định, hồ sơ và thủ tục thanh quyết toán chưa đầy đủ; một số đơn vị hồ sơ đào tạo chưa thực hiện đầy đủ theo quy định như: danh sách cấp, phát vật tư thực hành; hợp đồng đào tạo nghề giữa phòng LĐ-TB&XH và các trung tâm dạy nghề; chưa ký hợp đồng học nghề với các học viên… Nguyên nhân chính của những khó khăn, hạn chế là hầu hết các Trung tâm đào tạo nghề không được giao biên chế có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, không được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên nên phải tự cân đối kinh phí để hoạt động; lãnh đạo của một số Trung tâm dạy nghề được điều chuyển từ các ngành nghề khác nên có hạn chế trong công tác quản lý điều hành.

                                                                                    Hòa Bình