Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Đại biểu HĐND tỉnh đánh giá du lịch tỉnh phát triển rất chậm

Đăng ngày: 11/09/2023
​Tỉnh Đồng Nai có nhiều cảnh đẹp, vườn cây ăn trái, di tích lịch sử; nhiều điểm có tiềm năng du lịch như ở khu vực Hồ Trị An, số lượng cơ sở tôn giáo nhiều, có điều kiện và tiềm năng là nơi du lịch tâm linh của các tín đồ nhưng lại chưa thu hút được nhiều hoạt động đầu tư du lịch.

​    Nhìn tổng thể du lịch tỉnh phát triển rất chậm, chưa thấy điểm sáng ngành du lịch, du lịch chưa bền vững, chưa thu hút được nhà đầu tư, tổ chức và người dân tham gia. Kiến nghị phải có giải pháp thu hút nhà đầu tư tiềm năng; có mô hình thu hút khách du lịch và phải quan tâm hỗ trợ cho các địa phương khi có dự án du lịch. Đối với các cơ sở tôn giáo chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc sửa chữa, cải tạo cơ sở tôn giáo hoặc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư để xây dựng các khu du lịch tâm linh gặp nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng phù hợp theo quy định.
    Bên cạnh ý kiến góp ý, một số ý kiến trao đổi cho rằng, toàn tỉnh có gần 1.300 cơ sở tôn giáo, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 925 cơ sở theo hướng dẫn số 356 ngày 17/5/2014 của Ban Tôn giáo, còn một số chưa có đủ điều kiện hoặc hồ sơ xác nhận nguồn gốc đất còn khó khăn. Trên địa bàn tỉnh có 04 chủ rừng đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang thực hiện trình tự thủ tục theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP để xây dựng đề án (Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí của BQL rừng phòng hộ Tân Phú; Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn thiên nhiên-văn hoá tỉnh; Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí của BQL rừng phòng hộ Long Thành; phương án QLR bền vững núi Chứa Chan huyện Xuân Lộc). Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc lập các dự án đầu tư du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sau khi được UBND tỉnh phê duyệt chưa có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể; về cho thuê môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; việc xây dựng các công trình để phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng chưa được quy định chi tiết nên rất khó khăn trong việc hướng dẫn nhà đầu tư xây dựng các công trình để phát triển du lịch sinh thái trong rừng.
     Do đó, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục rà soát lại các diện tích đất bên ngoài, ven các khu rừng có tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, có nhiều cảnh quan đẹp (rừng, núi, sông, hồ) và nhiều di tích lịch sử văn hoá... chuyển thành đất thương mại, dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư vừa đảm bảo không phá vỡ cảnh quan môi trường, không ảnh hưởng đến tài nguyên rừng nhưng vẫn có đất để các nhà đầu tư xây dựng công trình, hạ tầng du lịch.

​Nguyễn Thị Oanh