Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Đánh giá chung kết quả 7 năm thi hành Luật hoạt động giám sát của HĐND 3 cấp tỉnh Đồng Nai

Đăng ngày: 13/09/2023
​Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, đến nay qua 7 năm triển khai thực hiện, Luật đã chứng minh được vai trò, chức năng, hiệu quả của mình đối với hoạt động giám sát - một trong hai hoạt động cơ bản của các cơ quan dân cử.
 

​   ​Sau khi tiếp nhận văn bản chỉ đạo của Hội đồng dân tộc của Quốc hội về đề nghị tổng kết thi hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã xây dựng Kế hoạch số 514/KH-HĐND ngày 02/8/2023 để triển khai thực hiện trên địa bàn. Theo đó, HĐND 3 cấp báo cáo, đánh giá toàn diện các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên địa bàn tỉnh từ ngày Luật có hiệu lực đến ngày 30/6/2023; việc tổ chức Hội nghị tổng kết ở cấp huyện, cấp xã tùy thuộc tình hình thực tế của địa phương. Đối với cấp tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân 3 cấp trên địa bàn tỉnh, đồng thời tổ chức Hội nghị tổng kết với sự tham dự của toàn thể đại biểu HĐND tỉnh, UBND, UBMTTQVN tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện, đại diện hường trực HĐND cấp xã, các sở, ban, ngành. Với tinh thần đó, chỉ đạo của Hội đồng dân tộc của Quốc hội về đề nghị tổng kết thi hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã được HĐND 3 cấp nghiêm túc triển khai thực hiện.    

z4688282439174_acaa486f8b7125fc1d192d3eb5aa3328.jpg
Ông Thái Bảo, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc tại HN tổng kết


  Đánh giá chung về Ưu điểm, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, đến nay qua 7 năm triển khai thực hiện, Luật đã chứng minh được vai trò, chức năng, hiệu quả của mình đối với hoạt động giám sát - một trong hai hoạt động cơ bản của các cơ quan dân cử.
    Đối với HĐND 3 cấp tỉnh Đồng Nai, trong 7 năm qua đã bám sát quy định của Luật, cụ thể hóa bằng các quy chế, Chương trình, kế hoạch của nhiệm kỳ, hàng năm và xác định thành phương hướng, nhiệm vụ, hàng quý, hàng tháng để triển khai thực hiện. Trên cơ sở thực hiện Luật, cùng với việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, HĐND các cấp đã có được những thuận lợi từ việc xác định chương trình, chọn lựa nội dung giám sát; tổ chức thực hiện quy trình và đưa r​a những kiến nghị sau giám sát; công khai kết quả giám sát và có cơ chế theo dõi, đánh giá, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Với quy trình giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch không chỉ tạo thuận lợi cho chủ thể giám sát mà còn giúp đơn vị chịu sự giám sát ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chịu sự giám sát thường xuyên của HĐND, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; chủ động trong việc chấp hành quyết định giám sát; hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò của hoạt động giám sát đối với công tác quản lý nhà nước từ đó góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.

    z4688282452561_04be74424bc576a78639d49292e796a6.jpg
​​Quang cảnh Hội nghị


   Giám sát của HĐND 3 cấp trên địa bàn Đồng Nai trong 7 năm qua đã đảm bảo đúng về thẩm quyền; đầy đủ về chủ thể và 5 hình thức giám sát; giám sát chuyên đề vừa chú trọng về số lượng, vừa đều khắp trên các lĩnh vực, có tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, được xã hội quan tâm; cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và mong muốn của cử tri và Nhân dân và nhìn chung được cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nghiêm túc phối hợp, chấp hành.
    Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế trong hoạt động giám sát như: Giám sát của HĐND; hoạt động tái giám sát và giám sát của Tổ đại biểu chưa đạt như mong muốn; sự phối hợp giữa Thường trực, các Ban HĐND và UBND cùng cấp trong thực hiện chức năng giám sát thông qua hoạt động thẩm tra có lúc chưa đảm bảo thời gian.
    Về những bất cập ảnh hưởng đến hoạt động giám sát, HĐND ba cấp trên địa bàn Đồng Nai đánh giá đó là việc chậm ban hành hướng dẫn Luật; thời điểm ban hành Nghị quyết về chương trình giám sát hằng năm của Hội đồng nhân dân; chủ thể bị chất vấn, giải trình tại các kỳ họp, phiên họp của HĐND và một số quy định liên quan đến tổ chức bộ máy.
    Những nội dung hạn chế, bất cập nêu trên được phân tích, đánh giá sâu tại mục “II. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập của các văn bản quy định về hoạt động giám sát.” và cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để tạo thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện.

Nguyễn Thị Oanh