Ngày 23 tháng 11 năm 2024 - 14:56:31 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Đấu nối vào Hệ thống xử lý nước thải tập trung, một trong những bất cập trong xử lý nước thải công nghiệp. Đăng ngày: 02/05/2008
Tình hình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp và việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải (XLNT) cục bộ tại các doanh nghiệp trong và ngòai khu công nghiệp trong thời gian qua (tính đến tháng 1 năm 2008) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu và chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường.
|
Hệ thống XLNT cục bộ của 1 nhà máy tại KCN Nhơn Trạch 1 | Về kết quả đầu tư Hệ thống xử lý nước thải tập trung cho thấy, tính đến tháng 12 năm 2007, Đồng Nai có 24 khu công nghiệp, nếu tính theo giai đoạn 1 và 2 thì số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt là 28, trong đó có 19/28 KCN đi vào họat động, gồm: Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco, Hố Nai (giai đoạn 1), Sông Mây (giai đoạn 1), Long Thành, Tam Phước, Gò Dầu, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 1), Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 2), Nhơn Trạch 5, Dệt may Nhơn Trạch, Định Quán, Thạnh Phú, Bàu Xéo, Ông Kèo, thu hút 874 dự án đầu tư, trong đó có 717 dự án đi vào hoạt động. Trong đó có 10 khu công nghiệp xây dựng he thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có 05 hệ thống đã đi vào hoạt động tại 6 KCN là Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 (3.500-4000 m3/ngày), Amata (1000 – 1600 m3/ngày), Loteco (2.500-3000 m3/ngày), Long Thành (5000 m3/ngày), Nhơn Trạch 1 (2000 m3/ngày); 02 hệ thống đang vận hành thử nghiệm tại KCN Gò Dầu (500 m3/ngày), Tam Phước (1.500 m3/ngày); và 02 hệ thống đã xây dựng và chuẩn bị vận hành thử nghiệm tại KCN Nhơn Trạch 2 (5000 m3/ngày), Nhơn Trạch 3- giai đọan 2 (2.000 m3/ngày). Tại điểm xả thải tập trung của các khu công nghiệp, những thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn quy định thường phát hiện là: màu sắc, vi khuẩn, chất hữu cơ như COD, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng và một số thông số khác như nhiệt độ, pH, phenol, kim loại nặng (chì, Crom VI).
Về đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ: Các doanh nghiệp trong KCN: Qua khảo sát cho thấy số doanh nghiệp có đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ chưa nhiều, hiện mới có 225/717 doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và chỉ có 71/225 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định. Các doanh nghiệp ngoài khu cong nghiệp: Tổng số có 155 doanh nghiệp đang hoạt động, có 65 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, có 20/65 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn tiêu quy định. Qua kiểm tra môi trường thì các doanh nghiệp ngoài KCN có lưu lượng xả thải lớn đều có chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
Nhìn chung, trong thời gian qua, kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức và chưa duy trì ổn định thường xuyên việc vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi xả thải (vì hiện nay mới có 10% số doanh nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường). Về việc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của các Khu công nghiệp thì hiện tại chỉ có khoảng 29% số doanh nghiệp thực hiện đấu nối vào HTXLNTTT.
Qua kết quả Giám sát của Thường trực HĐND tỉnh trong thang 01 năm 2008 cho thấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mới chỉ có 10% số doanh nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường và 29% số doanh nghiệp thực hiện đấu nối vào HTXLNTTT. Đồng thời trong xử lý nước thải công nghiệp vẫn còn những bất cập cần tập trung xem xét tháo gỡ, trong đó có cả những nội dung của pháp luật về Môi trường cần sửa đổi bổ sung. Cụ thể như:
Trong bản đánh giá tác động môi trường, các doanh nghiệp khi đầu tư buộc phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Nhiều doanh nghiệp chấp hành tốt, phải bỏ một khoản tiền lớn đầu tư xử lý cục bộ và xử lý đạt tiêu chuẩn. Nhưng khi đơn vị hạ tầng KCN xây xong hệ thống XLNTTT lại buộc các doanh nghiệp này phải đấu nối vào hệ thống xử lý chung, dẫn đến không chỉ lãng phí, mà còn không sòng phẳng và công bằng đối với doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp đề nghị “không nên áp đặt những quy định một cách máy móc cho doanh nghiệp”
Việc giao trách nhiệm cho chủ đầu tư hạ tầng KCN phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) là đúng, nhưng cần "chốt" một thời hạn nhất định. Vì, thực tế hiện nay, nhiều chủ đầu tư hạ tầng "chây lì", hoặc không đủ lực xây dựng hệ thống xử lý chung, dẫn đến tình trạng có những KCN lấp đầy đến 70-80% diện tích nhưng nước thải chưa xử lý vẫn vô tư xả thải ra môi trường. Còn những doanh nghiệp cố tình "nấn ná", không xử lý cục bộ, mà chờ có hệ thống xử lý chung rồi đấu nối vào, rõ ràng là có vi phạm nhưng lại được lợi.
Đối với Quy định các KCN phải có ngay hệ thống XLNTTT là không thể thực hiện được, nên chăng cần quy định rõ mốc thời gian nào của quá trình xây dựng hạ tầng, phải có hệ thống XLNTTT, hoặc quy định KCN được phép lấp đầy bao nhiêu % diện tích, phải đưa hệ thống XLNTTT vào hoạt động và không có tình trạng "gia hạn".
Qua thực tế nên xem xét để xóa bỏ những bất cập trong xử lý nước thải công nghiệp, như: Theo Luật BVMT, các KCN, KCX... phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đồng bộ với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Đieu này đúng, nhưng không phù hợp với tình hình thực tế các KCN, KCX ở Việt Nam. Bởi hiện nay hầu hết các công ty kinh doanh hạ tầng KCN, KCX đều hoạt động theo kiểu "cuốn chiếu": xây dựng đến đâu, kêu gọi đầu tư đến đó. Nếu buộc KCN, KCX đó phải có hệ thống XLNTTT trước khi KCN đi vào hoạt động, e rằng không thể thực hiện được. Mà nếu KCN nào đủ lực đầu tư, thì việc bảo dưỡng thiết bị cũng khó khăn, vì phải "dầm mưa dãi nắng" một thời gian dài chờ các doanh nghiệp đầu tư đưa nhà máy vào sản xuất mới có nước thải để xử lý... Thêm nữa, khi thiết kế sẽ khó tính được công suất xử lý. Bởi, thực tế lượng nước thải của KCN không phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp đầu tư, mà phụ thuộc vào lượng nước thải mà doanh nghiệp ấy thải nhiều hay ít.
Về Vai trò của đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN phải được quyền tự chủ hoặc được tăng thêm quyền lực về quản lý môi trường trong KCN của mình". Hiện nay, hầu như đơn vị kinh doanh hạ tầng chỉ có nhiệm vụ phối hợp với ngành chức năng trong thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về môi trường, mà gần như không có quyền quyết định đối với các chủ đầu tư trong KCN.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập về quản lý môi trường ở các KCN, KCX, các cơ quan chức năng quản lý về môi trường đang thu thập ý kiến phản ánh về những vấn đề này để xây dựng Quy chế BVMT trong KCN, nhằm lập lại trật tự về BVMT và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thực tế.
Nguyễn Thị Phi
|
|
|