Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đăng ngày: 14/06/2024
 ​Trong thời gian qua, việc phân cấp quản lý nhà nước đã được các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện góp phần tăng tính chủ động, thuận lợi của địa phương, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt; đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

    ​Trên cơ sở các kết quả đạt được trong công tác tham mưu quản lý nhà nước sau khi phân cấp quản lý nhà nước cho các cấp, các ngành thời gian vừa qua và để kịp thời cụ thể hóa chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong thời gian tới, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

    Mục tiêu của Đề án 

    Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa UBND tỉnh với các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện, cấp xã gắn với hoàn thiện hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu. Việc phân cấp nhằm đảm bảo tính đồng bộ bộ máy chính quyền các cấp vận hành một cách thông suốt, giải quyết nhanh chóng và kịp thời những yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp một cách chặt chẽ, góp phần xây dựng nền hành chính của tỉnh chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ Nhân dân.

    Nội dung lĩnh vực đẩy mạnh phân cấp

    Kế thừa kết quả thực hiện phân cấp giai đoạn 2016-2023, tiếp tục thực hiện các nội dung phân cấp được đánh giá hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật hiện hành; trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã. 

    Đối với ngành, lĩnh vực Nội vụ: Đẩy mạnh phân cấp quản lý về công tác tổ chức bộ máy về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, vị trí việc làm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách công vụ. Đối với ngành, lĩnh vực Tài nguyên và môi trường: Đẩy mạnh phân câp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường giữa UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định. Đối với ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông: Đẩy mạnh phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, xuất bản - in - phát hành trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với ngành, lĩnh vực Xây dựng: Đẩy mạnh phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, kiến trúc, quy hoạch, phát triển đô thị trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đối với ngành, lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: Đẩy mạnh phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đối với ngành, lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội: Đẩy mạnh phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động thủ tục Đăng ký nội quy lao động); an toàn,vệ sinh lao động (thủ tục Khai báo các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật. Đối với ngành, lĩnh vực Tài chính: Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; quản lý nợ công; phí và lệ phí; tài sản công trên địa bàn tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với ngành, lĩnh vực Đầu tư: Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Quản lý đầu tư; đầu tư công; đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; điều chỉnh quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp phù hợp quy định hiện hành; phân quyền UBND cấp huyện thực hiện tổ chức đấu thầu, đấu giá các dự án trên địa bàn đủ điều kiện theo quy định hiện hành. Đối với ngành, lĩnh vực Y tế: Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

    Một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án

    Trên cơ sở hoàn thiện các quy định về phân cấp, phân quyền, các cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế công chức cho phù hợp để thực hiện có hiệu quả các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước. Bố trí đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để các cơ quan, tổ chức sau khi được sắp xếp, kiện toàn có đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Trên cơ sở đó, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã dược quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật và đã được phân cấp, phân quyền quản lý…

    Căn cứ Đề án, đối với các nội dung phân cấp thuộc lĩnh vực nào thì sở, ban, ngành đó chủ động thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để trình UBND tỉnh ban hành, thực hiện; trong đó, lưu ý việc đảm bảo quy định về điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với các đơn vị khi nhận nhiệm vụ phân cấp. Rà soát để loại bỏ các quy định phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình hoặc đã được phân cấp quản lý. Phân biệt và quy định rõ tại các văn bản phân cấp về quy trình, thủ tục đối với những nội dung pháp luật chuyên ngành quy định bắt buộc phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn trước khi quyết định và những nội dung lấy ý kiến có tính chất tham khảo, tham vấn, không bắt buộc trong quá trình ra quyết định. Tăng cường cơ chế hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện theo quy định. Trên từng lĩnh vực phân cấp phải ban hành cơ chế, quy chế giám sát, kiểm tra, hậu kiểm và tổ chức thực hiện theo kế hoạch, định kỳ và kiểm tra đột xuất. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; ngoài việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính cần đẩy mạnh cải cách thủ tục, trình tự, thời gian xử lý công việc. Về nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ phân cấp: Công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách đối với các cơ quan, đơn vị đi liền với công tác phân cấp quản lý nhà nước. Xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị đảm bảo tính tổng thể, bao quát, rà soát, tính toán đầy đủ dự toán chi đối với các nhiệm vụ được phân cấp.

    Lê Lài