Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án luật Thanh tra (Sửa đổi).

Đăng ngày: 13/05/2010
Hội nghị được tổ chức vào sáng ngày 12/5/2010 tại Trụ sở khối nhà nước tỉnh, dưới sự chủ trì của ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
Đến dự hội nghị có các vị Đại biểu quốc hội tỉnh, Đại diện TT/HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, UBND tỉnh, UBKT Tỉnh ủy, Văn phòng tỉnh ủy, Văn phòng Đòan Đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh gồm: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch-đầu tư, Sở Tư pháp, Lao động- TBXH,Thanh tra tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo, Sở Khoa học và công nghệ, Sở thông tin truyền thông,Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng, Sở y tế.
Phần đóng góp cho dự thảo lần này nổi lên một số vấn đề quan trọng như trong phần Phạm vi điều chỉnh: có ý kiến cho rằng nên nâng phần Thanh tra nhân dân (TTND) lên thành một  luật riêng, không để tồn tại chung với Luật thanh tra, vì Thanh tra nhà nước là hoạt động thanh tra chuyên ngành, còn TTND chủ yếu là hoạt động giám sát của HĐND các cấp. Theo ý kiến của Đại biểu, TTND quyền hạn, trách nhiệm trong tổ chức hoạt động được quy định rất lớn trong luật Thanh tra, nhưng thực tế không phải vậy, vì TTND chủ yếu là hoạt động ở cấp phường xã do nhân dân bầu nhiệm kỳ 2 năm/lần, trong các tổ chức thì do tín nhiệm bầu vào TTND nhưng những thanh tra viên này nhiều khi không có chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra nên hoạt động rất khó.
Toàn cảnh hội nghị
Về chức năng, tổ chức bộ máy hoạt động, có ý kiến cho rằng nên bổ sung phần Thanh tra của Ban quản lý Khu công nghiệp, vì theo luật hiện nay, BQL khu công nghiệp chưa có quy định chức năng thanh tra, không có quyết định xử phạt trong khi BQL khu công nghiệp cũng là đơn vị hành chính quản lý nhà trong các KCN, đóng dấu quốc huy. Cụ thể hiện nay áp dụng luật rất khó, ví dụ trường hợp có ngộ độc tập thể bếp ăn trong nhà máy thuộc KCN thì cơ quan nào có chức năng thanh tra, xử lý? BQL khu công nghiệp thì cho rằng trách nhiệm thuộc Sở Công thương, còn Sở công thương thì  lại bảo thuộc BQLKCN…

Theo ý kiến của Đại diện Sở TNMT tỉnh thì luật sửa đổi  lần này nên đưa phần Thanh tra cấp phòng vào phạm vi điều chỉnh, vì thực tế hiện nay cho thấy cấp sở đã Thanh tra viên trong khi cấp phòng ban thì không có mà nhiệm vụ chức năng quyền hạn thì rất nhiều. Ví dụ Phòng tài nguyên và môi trường TP Biên Hòa; rất cần có Thanh tra viên để xử phạt đất đai, môi trường, tài nguyên…, Ngoài ra Sở TNMT còn kiến nghị Quốc hội xem lại điều 51, luật sử đổi quy định chung chung, không cụ thể. Về nguyên tắc, Chánh thanh tra sở thuộc Giám đốc sở quan lý, mọi kế hoạch hay quyết định của Chánh thanh tra sở phải thông qua Giám đốc sở  phê chuẩn, nếu không quy định cụ thể thì vô hình chung Chánh thanh tra sở quyền hạn, chức năng lại cao hơn Giám đốc sở.
Ý kiến của Đại diện Sở giáo dục và đào tạo thì trong điều 16 nên quy định rõ Phó chánh thanh tra thì ai bổ nhiêm, cấp nào bổ nhiệm trong khi luật sửa đổi chỉ quy định Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm. Có ý kiến cho rằng nên có thêm phần biên chế và quyền hạn cho thanh tra viên cấp phòng giáo dục thuộc sở, vì hiện nay đa số là kiêm nhiệm.
Ngoài ra còn có các ý kiến đóng góp khác như điểm g điều 14 có phần trùng lắp với điểm a,b. Điều 32 nên bổ sung thêm phần có phụ cấp ngành cho Thanh tra viên. Điều 42 nên đưa phần xử lý kỷ luật viên chức vào phạm  vi điều chỉnh vì hiện chỉ có công chức. Bổ sung thêm phần cơ cấu và tên gọi trong ngành Thanh tra: hiện có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viên, vậy những người còn lại trong cơ quan thanh tra thì gọi là gì? Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định như thế nào?việc sử dụng con dấu trong Thanh tra cũng cần phải được quy định cụ thể trong Luật thanh tra sửa đổi lần này.


Ngọc Hiền