Ngày 23 tháng 11 năm 2024 - 22:8:12 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến đóng góp cho dự án Luật Lý lịch tư pháp Đăng ngày: 09/04/2009
Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2009, sáng ngày 7.4.2009, tại Hội trường Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức…
Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2009, sáng ngày 7.4.2009, tại Hội trường Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức Hội nghị tham gia góp ý kiến dự án Luật lý lịch tư pháp. Tham dự Hội nghị có
|
Đồng Chí Hồ Văn Năm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị | đồng chí Trương Văn Vở, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Hồ Văn Năm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và một số đồng chí đại diện các Sở, ngành của tỉnh. Tại Hội nghị hầu hết các đại biểu tham dự đều nhất trí rằng nếu phạm vi điều chỉnh như trong dự Luật là chỉ giới hạn trong lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự của Tòa án là rất hạn hẹp, vì một số trường hợp chưa đưa xử lý, chưa đến tuổi vẫn không xử lý được, và không cần ban hành Luật mà chỉ cần ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về việc cấp lý lịch tư pháp là đủ. Nhưng các đại biểu đều nhất trí rằng cần ban hành Luật vì có hiệu lực mạnh mẽ và hiện nay nó đáp ứng được
|
Đồng chí Phan Văn Châu, Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị | yêu cầu bức xức trong nhân dân nhất là với các đối tượng đi hợp tác lao động nước ngoài, đi du học, và thành lập các doanh nghiệp vì thế cần bổ sung phần phạm vi điều chỉnh trong dự luật cần mở rộng ra với đối tượng bị xử lý hành chính và án về tiền sự. Một số đại biểu cho rằng về cơ quan quản lý thì nên giao cho Bộ Công an quản lý lý lịch tư pháp vì Bộ công an có điều kiện thuận lợi hơn với nguồn thông tin, con người, cơ sở vật chất đã có sẵn; nếu giao Bộ Tư pháp quản lý thì sẽ phải hình thành thêm nhiều cơ quan, sử dụng thêm con người và xây dựng thêm cơ sở vật chất rất rườm rà. Và thực tế hiện nay, công an tỉnh là nơi cung cấp tất cả dữ liệu về nhân thân, con người, còn Sở tư pháp chỉ làm phiếu lý lịch tư pháp. Vấn đề xóa án tích không nên giao Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia mà nên giao cho Tòa án, vì phải mất một thời gian dài mới hình thành cơ sở dữ liệu của Trung tâm lý lịch tư pháp là rất khó khăn . Và thời gian cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong 5 ngày (Điều 16, mục 1) như dự Luật là quá ngắn không đủ cho việc tố tụng hoàn tất. Hòa Bình
|
|
|