Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Giải trình của Chủ tịch UBND tỉnh tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh

Đăng ngày: 18/07/2023
​Tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã tập trung giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm qua buổi thảo luận và chất vấn tại kỳ họp.
 

​Thứ nhất, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế: Triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp của Chính phủ trong việc phục hồi và phát triển kinh tế, trong đó cần mở rộng thị trường, tối đa hóa nguồn cung để từng bước phục hồi sản xuất; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt tiếp cận nguồn vốn, giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu, lạm phát. Đẩy mạnh công tác cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh một cách thực chất, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút đầu tư.  Cương quyết loại bỏ các vướng mắc, rào cản trong lĩnh vực thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng ..... để khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, đẩy nhanh hoàn thuế VAT để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn tiếp tục phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về đảm bảo an sinh xã hội như: chính sách hỗ trợ cho người lao động; chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn; đồng thời thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

IMG_9875.JPG 
Ông Hồ Sĩ Tiến - PB Pháp chế phát b​iểu thảo luận
 
 Thứ hai, tập trung công tác thu - chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công tạo động lực tăng trưởng: Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất một số giải pháp như các Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Các Sở, ngành, Chủ đầu tư chủ động rà soát, phát hiện, xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc về pháp lý, chủ động xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên trực tiếp; trong đó, lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động rõ rệt. UBND các địa phương cần tập trung giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công tác dân vận kịp thời, đúng quy định, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân, không để xảy ra khiếu kiện, phát sinh thành điểm nóng về an ninh, trật tự. Vềgiải pháp lâu dài cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi, giám sát tiến độ dự án đầu tư công và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư công.
IMG_9969.JPG
Ôn​g Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh giải trìn​h tại kỳ họp

Thứ ba, triển khai công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường, quản lý giao thông: Việc lập Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trong giai đoạn nước rút, hiện Đơn vị Tư vấn đã hoàn thiện Dự thảo báo cáo giữa kỳ lần 2 theo các nội dung góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh và đã xin các Bộ, ngành, Trung ương và các tỉnh, thành phố trong Vùng Đông Nam Bộ và một số địa phương lân cận. Dự kiến trình phê duyệt trong quý 4/2023. Công tác quản lý xây dựng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên một số địa phương có tốc độ đô thị hóa cao như: Trảng Bom, Nhơn Trạch, Biên Hòa… vẫn còn xảy ra tình trạng xây dựng trái phép do tốc độ đô thị hóa cao và công tác quản lý quy hoạch có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt và phân loại rác tại nguồn trong thời gian qua triển khai chưa thực sự hiệu quả, một số bãi rác sinh hoạt trở nên quá tải ảnh hưởng môi trường và đời sống nhân dân xung quanh khu vực. Do đó ngành tài nguyên môi trường phối hợp với các địa phương cần xây dựng lại lộ trình, kế hoạch, bước đi cụ thể trong việc phân loại rác tại nguồn để giảm lượng rác chôn lấp; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức nhân dân trong bảo vệ môi trường, không xã rác bữa bãi, đặc biệt tại kênh mương, cống rãnh gây ngập úng vào mùa mưa. Hệ thống hạ tầng giao thông địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và vai trò của tỉnh Đồng Nai trong vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên nhân chính là nguồn lực giành cho đầu tư hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, khi Trung ương đầu tư nhiều tuyến đường giao thông qua địa bàn; cùng với khai thác tốt nguồn quỹ đất để có nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển giao thông, ngành giao thông vận tải cần nghiên cứu các hình thức đầu tư đối tác công tư (nhà nước và nhân dân cùng làm) để huy động mọi nguồn lực xã hội từng bước nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh.

Thứ tư, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua là nút thắt dẫn đến chậm triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chính là một số cơ chế, chính sách quy định bồi thường chưa rõ ràng; công tác định giá đất kéo dài do ít đơn vị tư vấn thẩm định giá tham gia; giá bồi thường trên địa bàn tỉnh nhìn chung thấp so các tỉnh lân cận, chưa tạo được đồng thuận cao của các hộ dân; tái định cư bố trí người dân chưa sẵn sàng... Bên cạnh đó, việc bồi thường cây cao su cho Tổng Công ty cao su Đồng Nai chưa được thống nhất, chưa cam kết thời gian bàn giao chưa thật sự rõ ràng, chưa có biện pháp chế tài xử lý..Để thực hiện việc này, trước mắt, các địa phương cho thống kê lại nợ tái định cư trên địa bàn từ nay đến cuối năm 2023, xây dựng phương án để xử lý dứt điểm trong 2 năm 2024-2025, đồng thời xác định nguồn vốn để bố trí; dự toán chính sách hỗ trợ tiền sử dụng đất khi giao đất chậm trễ cho dân để đề xuất bố trí nguồn vốn xử lý vấn đề tồn tại tái định cư.

Thứ năm, công tác chống ngập nước trên địa bàn tỉnh: Trong thời gian qua tình trạng ngập nước tại đô thị ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là thành phố Biên Hòa. So với cuối năm 2022, đến nay đã xử lý khắc phục được 19 điểm, ghi nhận thêm 03 điểm ngập cục bộ tại huyện Nhơn Trạch. Như vậy, hiện nay còn 39 điểm (khu vực) ngập chưa được xử lý dứt điểm. Để giải quyết trước mắt các điểm ngập nặng, các ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất triển khai giải pháp như sau: Đầu tư xây dựng các dự án công trình thoát nước như cống/mương để dẫn nước thoát ra nguồn tiếp nhận được nhanh nhất; các địa phương cần xác định đưa các dự án chống ngập, tiêu thoát lũ vào danh mục dự án cấp bách để được ưu tiên bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện; đồng thời thực hiện việc duy tu, nạo vét các tuyến mương, cống bị bồi lấp, khơi thông dòng chảy và tổ chức gom rác thải, chất thải trong các khu dân cư các tuyến đường giao thông. Tăng cường vận động, tuyên truyền, phát động việc thu gom rác giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị góp phần chống ngập. Lập nhóm phản ứng nhanh kết nối chủ động giữa Sở Xây dựng và các địa phương, đơn vị để kịp thời nắm bắt thông tin, tình trạng ngập nước khi mưa lớn. ..

Lê Lài