Thường trực
HĐND các cấp ban hành chương trình giám sát trong đó có nội dung giám sát
chuyên đề. Từ năm 2017 đến nay, Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện đã thực
hiện 910 cuộc giám sát chuyên đề theo chương trình đề
ra; qua giám sát đã ban hành thông báo kết luận giám sát và có 2.756 kiến nghị,
đến nay có 2.550 kiến nghị đã được thực hiện, còn 206 kiến nghị chưa thực hiện
(Cấp tỉnh: Thường trực
HĐND tỉnh 74 cuộc khảo sát, giám sát, trong đó: Có 288 kiến nghị, đã thực hiện
262 kiến nghị, chưa thực hiện 26 kiến nghị; Thường trực HĐND cấp huyện 836
cuộc, có 2.468 kiến nghị, đã thực hiện 2.288 kiến nghị, chưa thực hiện 180 kiến
nghị). Thường trực HĐND cấp
xã thực hiện 7.733 cuộc, có 19.272 kiến nghị, đến nay có 19.011 kiến nghị đã
được thực hiện, còn 261 kiến nghị chưa thực hiện. (trong đó, năm 2021, do ảnh
hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, Thường trực HĐND các cấp chủ yếu giám
sát thông qua việc xem xét báo cáo của các đơn vị).. Các cuộc giám
sát của Thường trực đều có sự tham dự đông đủ của các đồng chí là Ủy viên
Thường trực HĐND, đồng thời mời các đại biểu có kiến thức, kinh nghiệm, chuyên
môn về lĩnh vực giám sát tham dự. Quy trình giám sát, kết luận và kiến nghị đều
tuân thủ Luật.
Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Thảo Bảo (ngoài cùng, bên trái) đi giám sát thực tế
Trong hoạt động
tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân: Hoạt
động giải trình mới thực hiện ở HĐND tỉnh và một số huyện và chưa nhiều (Thường trực HĐND tỉnh mới tổ chức 02
phiên giải trình về việc bồi thường dự án cải tạo Quốc lộ 20 và công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Biên Hòa) Mặc dù vậy,
việc tổ chức phiên giải trình cũng đã được triển khai đúng quy trình, quy định;
thông qua giải trình làm rõ được vấn đề và trách nhiệm của các cơ quan liên
quan, từ đó đưa ra được những kết luận xác thực.
Trong hoạt động
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: Đây là hoạt động giám
sát được quan tâm và luôn tăng cường ở cấp tỉnh, cấp huyện. Thường trực HĐND
lựa chọn những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc của công dân từ
nguồn đơn thư gửi đến hoặc thông qua
hoạt động tiếp công dân để tổ chức giám sát. Tùy vụ việc cụ thể, Thường trực
HĐND có thể giao các Ban, các Tổ đại biểu HĐND hoặc Thường trực HĐND cấp dưới
giám sát, kiến nghị và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND. Trên
cơ sở xem xét các nội dung đơn thư của công dân gửi đến HĐND tỉnh, Thường trực
HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát và giao Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát 44 vụ
việc; chỉ đạo các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức giám sát và đề nghị các cơ
quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát thông tin phản ánh của báo chí đối với
16 bài viết.
Một đoàn giám sát của HĐND tỉnh
Trong hoạt động
giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, giám sát việc giải quyết kiến
nghị của cử tri là một quy định mới trong Luật hoạt động giám sát và có thể
đánh giá là một quy định rất cần thiết, kịp thời, được HĐND, đại biểu HĐND đón
nhận và góp phần mang lại hiệu quả hoạt động tích cực cho HĐND, UBND.
Tại
địa bàn Đồng Nai, HĐND 3 cấp đã giám sát 100% kết quả giải quyết các ý kiến,
kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả giám sát tại các kỳ họp thường lệ và phân
loại, đánh giá kết quả trả lời ở 3 mức độ: (1). Đã được các cơ quan giải quyết hoàn thành; (2). Đang
được các cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo giải quyết do cần có lộ trình để
triển khai thực hiện (3). Những ý kiến, kiến nghị cơ quan trả lời
cho rằng đã thực hiện theo quy định nhưng cử tri chưa đồng thuận và đề nghị cần rà
soát, điều chỉnh cho kịp thời. Đối với những nội dung trả lời ở mức độ 2 và 3
sẽ được Thường trực HĐND chuyển UBND cùng cấp để nghị tiếp tục giải quyết và
HĐND tiếp tục giám sát, đôn đốc để có kết quả trả lời đến cử tri.
Về
hình thức giám sát do Thường trực HĐND thực hiện sau khi có kết quả thẩm tra
của các Ban HĐND; riêng đối với cấp tỉnh, Thường trực HĐND giao các Ban HĐND
giám sát theo lĩnh vực chuyên môn, Tổ đại biểu giám sát theo địa bàn ứng cử sau
đó Văn phòng tổng hợp kết quả; đối với những nội dung có ý kiến khác nhau thì
Thường trực HĐND có ý kiến sau cùng. Theo sự phân công này, các chủ thể xem
xét, xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức các hoạt động giám sát theo hình
thức phù hợp; đồng thời, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND.
Trong
trường hợp việc trả lời chưa thỏa đáng, chưa rõ ràng, Thường trực HĐND tổ chức
giám sát, tiếp tục đề nghị cơ quan có trách nhiệm trả lời cử tri hoặc đề nghị
đưa ra phiên giải trình hoặc chất vấn trực tiếp tại kỳ họp. Trong trường hợp ý
kiến có nhiều bức xúc, Thường trực HĐND trực tiếp hoặc phân công cho các Ban
của HĐND tổ chức Đoàn giám sát, khảo sát để trả lời với cử tri và kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền. Theo kinh nghiệm của HĐND tỉnh Đồng Nai, việc giám sát được
tiến hành song trùng giúp cho việc đánh giá được toàn diện, khách quan và cũng
là cách thức để tác động đối với việc nâng cao chất lượng giải quyết, trả lời ý
kiến cử tri của cơ quan có trách nhiệm.
Nguyễn Thị Oanh