Trường Cao đẳng Hòa Bình
Xuân Lộc, tiền thân là trường Trung cấp nghề Hòa Bình, được thành
lập năm 2008 theo quyết định số 1800/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai. Ngày 19/07/2017 Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã ban hành quyết
định số 1156/QĐ-BLĐTBXH nâng cấp trường Trung cấp nghề Hòa Bình thành trường Cao đẳng
Hòa Bình Xuân Lộc. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường được đầu tư
xây mới. Vì vậy, cơ sở vật chất phần nào đáp ứng các hoạt
động đào tạo của nhà trường. Tính đến quý IV năm 2023 Nhà trường đã thực
hiện xong việc xây dựng nâng cấp các phòng chức năng và ký túc xá Nam. Nâng cấp
phòng học ở các xưởng thực hành, mua sắm và bổ sung thêm thiết bị, dụng cụ kịp
thời đáp ứng công tác giảng dạy, học tập. Ngoài ra Nhà trường đang tiến hành
xây dựng ký túc xá Nữ mới 04 tầng với tổng diện tích xây dựng 1.500m2
với tổng kinh phí đầu tư gần 50 tỷ đồng dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng năm học
2024–2025.
Đoàn khảo sát thực tế tại phòng thực hành
Tính
đến ngày 30/11/2023 nhà trường đã có 242 cán bộ, nhà giáo (Cơ
hữu: 67, thỉnh giảng: 175) trong đó trình độ: Tiến sĩ: 02; Thạc sĩ: 85; Đại
học: 146; CĐ, CV: 09. Đội ngũ nhà giáo của trường đạt chuẩn về năng lực chuyên
môn và năng lực sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy lý thuyết. Đa
số nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động có ý thức tổ chức kỷ
luật và ý thức trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn, thực hiện đúng nhiệm
vụ quyền hạn theo quy định.
Hiện nay chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường được giao là
1.380 chỉ tiêu. Trong đó chỉ tiêu hệ cao đẳng là 340 sinh viên (10 nghề ) và
1040 chỉ tiêu hệ trung cấp (20 nghề). Lưu lượng học sinh toàn trường hiện nay
vào khoảng 3.000 học sinh, sinh viên gồm 2
trình độ cao đẳng và trung cấp hệ chính quy. Trong đó, Cao đẳng học 3
năm; trung cấp học 2,5 năm và liên thông từ trung cấp lên cao đẳng học 1 năm. Tỷ
lệ học sinh, sinh viên bỏ nghỉ hàng năm dao động từ 10 đến 20% ; tỷ lệ học sinh
sinh viên tốt nghiệp từ 50 đến 60 %; tỷ lệ học sinh sinh viên có việc làm trên
80% (Tỷ lệ người học có việc làm sau khi tốt ngiệp chủ yếu là sinh viên hệ cao
đẳng, đối với học sinh hệ trung cấp đa phần các em chọn tiếp tục học lên các
trình độ cao hơn nên tỷ lệ có việc làm không cao).
Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh Huỳnh Ngọc Kim Mai phát biểu tại buổi giám sát
Tuy nhiên, quy mô đào tạo giữa các ngành/nghề của trường
chưa được đồng đều do nhu cầu chung nên việc điều chỉnh, đầu tư cơ sở vật chất
trang thiết bị cho phù hợp với tất cả các nghề theo từng giai đoạn còn gặp khó
khăn. Do tình hình tài chính chung còn nhiều khó khăn và một số thiết bị đào
tạo một số nghề của trường đã cũ, vì thế một số nghề có lượng thiết bị còn hạn
chế so với danh mục thiết bị tối thiểu đã quy định. Tuy nhà trường có kế hoạch
và thực hiện việc kiểm kê hàng năm về thiết bị vật tự nhưng vẫn chưa có văn bản
cụ thể quy định vấn đề này. Dự kiến trong năm học tới nhà trường sẽ thực hiện.
Qua các năm đã tuyển sinh, hệ trung cấp luôn tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu
(trong phạm vi được phép); song, đối với hệ cao đẳng thì công tác tuyển sinh
gặp nhiều khó khăn, theo đó nhà trường chỉ tuyển sinh đạt từ 50 đến 60% so với
chỉ tiêu. Tỷ lệ học sinh, sinh viên bỏ học hàng năm còn cao (dao động từ 10 đến
20%); tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp từ 50 đến 60%. Đội ngũ nhà giáo của
nhà trường còn thiếu. Đặc biệt đội ngũ nhà giáo giảng dạy các môn Văn hoá THPT
(Môn Lý, Hoá, Sinh). Trường chưa được kiểm định chất lượng giáo dục nghề
nghiệp.
Qua kết quả giám sát tại Trường, Đoàn giám sát đánh giá
cao những nỗ lực, đóng góp của nhà Trường đối với công tác giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổng hợp, ghi nhận những khó khăn, kiến nghị của
nhà Trường để tổ chức buổi làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và
các đơn vị liên quan.
Đức Thể