Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 66-T7-2010

Hai mô hình thí điểm liên quan đến tổ chức và hoạt động HĐND tại Đồng Nai nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao

Đăng ngày: 14/05/2013
  ​Hội nghị tổng kết thí điểm Ban HĐND cấp xã, nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức giám sát của tổ đại biểu HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức đã tổ chức thành công và báo cáo kết quả, kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Với trách nhiệm của đơn vị khởi xướng triển khai thí điểm, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc phức tạp đòi hỏi sự đào sâu nghiên cứu và cả tâm huyết của những người thực sự gắn bó với hoạt động HĐND.  

​     Chính vì vậy tại Hội nghị đã thu nhận được rất nhiều ý kiến của cả đại biểu trong tỉnh, đại biểu các địa phương và đại biểu Trung ương. Điểm chung của tất cả các ý kiến tại Hội nghị là đánh giá cao những việc làm của Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai, những việc làm đó thể hiện tư duy sáng tạo trong việc triển khai công việc; tinh thần trách nhiệm cao, độc lập trong nghiên cứu, đề xuất những vấn đề đòi hỏi bức xúc của cuộc sống và ghi nhận, đánh giá cao các mô hình thí điểm mà Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện.

     Đại diện các cơ quan tại Đồng Nai: UBND tỉnh, UBND huyện Long Thành (địa phương có triển khai giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh và thành lập Ban HĐND cấp xã), sở Nội vụ, trường Chính trị tỉnh, đại diện một Ban HĐND xã và một Ban HĐND phường và đại diện các cấp ủy đều thể hiện sự đồng tình với việc triển khai thí điểm và nhìn nhận thông qua thí điểm đã giúp cho giám sát của HĐND ngày càng tăng cường và hiệu quả hơn.

     Đại diện Thường trực HĐND các tỉnh, thành tham gia ý kiến phát biểu trong phần đầu nội dung thảo luận tại Hội nghị. Ý kiến của các tỉnh bạn như Thường trực HĐND tỉnh Hà Tây (cũ), Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương còn cung cấp cho Hội nghị thông tin về những hình thức tổ chức hoạt động HĐND tương tự như hai mô hình thí điểm mà Đồng Nai đã tổ chức như: Giám sát của tổ đại biểu HĐND tại Hà Tây; tổ giám sát ở HĐND xã Vĩnh Phú huyện Thuận An  của Bình Dương; tổ giám sát Kinh tế - xã hội và tổ giám sát Pháp chế ở HĐND xã Phú Túc huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre hay mô hình hầu hết các xã đều có thành lập ít nhất 02 Tổ giám sát (Tổ kinh tế - xã hội và Tổ pháp chế) tại Tây Ninh. Đại diện Thường trực HĐND tỉnh Bình Phươc gửi đến Hội nghị những kiến nghị điều chỉnh lại một số điều trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 theo hướng: Tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở HĐND cấp xã; Thành lập các Ban của HĐND cấp xã như HĐND cấp huyện; Quy định HĐND cấp xã có chuyên viên tham mưu giúp việc; Quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, nhất là đối với thẩm quyền quyết định và hoạt động giám sát của HĐND; phổ biến kinh nghiệm của Đồng Nai về tổ chức và hoạt động Ban của HĐND cấp xã và giám sát của Tổ đại biểu HĐND và những kiến nghị cho công tác bầu cử sắp tới.

     Ông Lâm Tấn Đông, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh thẳng thắn nhìn nhận: Đồng Nai rất táo bạo. Bà Nguyễn Thị Thu, thành viên ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội cho rằng thực tế hiện nay cho thấy đại biểu không đủ khả năng, điều kiện để tự hoạt động nên việc tổ chức cho đại biểu giám sát là rất quan trọng và không thể thiếu được. Ông Đỗ Minh Đức, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre cho rằng việc thí điểm Ban HĐND cấp xã của Bến Tre cũng gặp vướng mắc như Đồng Nai  về mặt pháp lý và chế độ trách nhiệm của tổ chức này; về tên gọi; cơ cấu mô hình giám sát và tổ chức thực hiện do đó cần có hướng tháo gỡ.

     Mặc dù đăng ký phát biểu vào cuối buổi sáng nhưng những vấn đề mà đồng chí Phan Bá Sang, phó Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã làm nóng và sôi động không khí của Hội nghị với những nhận định cho rằng đây là một Hội nghị rất có ý nghĩa, những việc làm của Đồng Nai trong thời gian qua là đổi mới, sáng tạo và đi trước vì vậy đồng chí nhất trí, đồng tình cao và thừa nhận rằng Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc phải học tập Đồng Nai nhiều. Vấn đề được đại diện Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra là: khi không còn tổ chức HĐND quận, huyện, phường thì số người đại diện cho dân giảm đi mà giảm thì phát huy quyền dân chủ của nhân dân hạn chế. Đồng chí cho rằng không tổ chức là gọn nhẹ cũng chưa hẳn đã đúng vì thực chất HĐND cấp huyện chỉ có 02 người chuyên trách. Chúng ta chủ trương thành lập thêm các Hội để xã hội hóa thì tại sao cơ quan HĐND là một cơ quan mang tính đại diện rất cao lại bỏ.

     Trong số các ý kiến của đại diện ngành Trung ương phát biểu tại Hội nghị có ý kiến của ông Lê Thanh Vân, Viện phó Viện nghiên cứu Lập pháp, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Nguyễn Huy Kiệm cơ quan đại diện phía Nam của Bộ Nội vụ được trình bày dưới góc độ những nhà nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật đối với việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hai mô hình thí điểm do Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai tổ chức triển khai. Băn khoăn chung của các đại biểu đó là vị trí pháp lý của hai mô hình thí điểm vì đây chỉ là việc vận dụng pháp luật của Đồng Nai, do Đồng Nai xin ý kiến đề xuất triển khai thí điểm. Từ “vướng” về vị trí pháp lý dẫn theo những khó khăn về phương thức hoạt động, đây chính là vấn đề cần phải được báo cáo xin ý kiến và có chủ trương từ Trung ương.

     Đánh giá về hoạt động HĐND, dưới góc độ nghiên cứu các đại biểu cho rằng sau năm 1989, HĐND có những bước phát triển. Trong xu hướng cải cách trong Đảng, cải cách hành chính thì  tăng cường HĐND là phù hợp xu thế. Ông Nguyễn Sĩ Dũng đưa ra so sánh: UBND chuyên môn hóa cao mà HĐND không chuyên môn hóa cao thì không làm việc được vì vậy cần có các Ban tương ứng với cơ quan quản lý. Cấp xã nếu có Ban HĐND là quan trọng vì nếu không có thì không mạnh. Vấn đề thí điểm hoạt động của tổ đại biểu HĐND tỉnh, các ý kiến cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt về những kết quả, hiệu quả hoạt động thí điểm của Tổ đại biểu bởi lẽ tính đại diện của đại biểu HĐND tỉnh khác đại diện của đại biểu HĐND cho huyện tuy nhiên cũng phải xem xét, tính toán để không đẩy giám sát đến gần với thanh tra.

     Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng chí Trần Đình Đàn, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định: sau 4 năm Đồng Nai đã nghiên cứu và đưa ra được hai mô hình rất phù hợp với phương thức và phát tiển của HĐND các cấp, là thể hiện sự nỗ lực, cố gắng và sáng tạo cao. Với tư cách cá nhân đồng chí cũng gửi đến Đồng Nai sự ghi nhận về những cố gắng, đóng góp tích cực đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND.

     Đồng chí đánh giá, những năm gần đây Đồng Nai phát triển rất kinh tế nhanh, nay lại tiếp tục khẳng định là địa phương đi đầu trong đổi mới phương thức hoạt động HĐND, được nhiều địa phương hoan nghênh, ủng hộ và khẳng định kinh nghiệm điển hình về hoạt động HĐND của tỉnh Đồng Nai sẽ đưa vào chương trình Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ HĐND&UBND vào tháng 9 năm 2010 chuẩn bị cho tổng kết hết nhiệm kỳ và bầu cử tháng 5 năm 2011 bởi sự tác động của nó trong đổi mới phương thức hoạt động HĐND ba cấp. Đây chính là những sáng tạo và nắm bắt kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, tạo sinh hoạt dân chủ đại diện cho nhân dân địa phương, thể hiện sự năng động của Chính quyền khi vận dụng các chủ trương, đường lối vào trong hoạt động.

     Việc thí điểm của Đồng Nai, theo đồng chí cũng đã thể hiện rõ thêm về trách nhiệm cao và đồng bộ trong lãnh đạo các cấp ủy Đảng; vận dụng pháp luật nhưng vẫn đảm bảo lãnh đạo của Đảng đối với HĐND các cấp. Những nội dung đưa ra tại Hội nghị là rất phù hợp với nguyện vọng và mong muốn của nhân dân. Đồng chí cũng nhấn mạnh, để UBND các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải có tổ chức giám sát, điều chỉnh do đó gắn giám sát vào tổ đại biểu cũng là rất đúng đắn. Cá nhân đồng chí thể hiện sự đồng tình và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có sự ủng hộ về chủ trương, giải pháp, cách thức tiến hành giúp cho HĐND các cấp cả nước có phương thức hoạt động mới phát huy tính dân chủ và cho rằng để đưa vào sửa đổi Luật thì cần nhân rộng phạm vi thí điểm trong thời gian tới.

     Đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người có nhiều năm gắn bó với hoạt động HĐND bày tỏ về một vài suy nghĩ về việc thí điểm Thành lập Ban Hội đồng nhân dân cấp xã và Nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức giám sát của Tổ Đại biểu HĐND tỉnh qua đó đánh giá cao những việc làm của Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai, thể hiện tư duy sáng tạo trong việc triển khai công việc; tinh thần trách nhiệm cao, độc lập trong nghiên cứu, đề xuất những vấn đề đòi hỏi bức xúc của cuộc sống.

     Kết thúc Hội nghị, đại biểu cũng thể hiện sự nhiệt tình ủng hộ các cố gắng của Đồng Nai về những việc làm khai sáng mang tính đi đầu và đề nghị sau Hội nghị tổng kết này, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai cần có báo cáo đầy đủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để xin chủ trương thí điểm.

                                                                             Nguyễn Thị Oanh