Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và vấn đề đất nông, lâm trường

Đăng ngày: 25/04/2023
​Về hạn mức nhận chuyển nhượng có nhiều ý kiến khác nhau
 

​     Về hạn mức nhận chuyển nhượng, đại biểu HĐND tỉnh có nhiều ý kiến khác nhau

    Ý kiến 1: Quy định mức tối đa tại dự thảo đối với hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại khoản 1 Điều 171, theo đó, giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định hạn mức cụ thể là phù hợp, tạo cơ chế linh động cho địa phương.
   IMG_0845.JPG
Đất Nông nghiệp được quản lý nghiêm ngặt

    Ý kiến 2:
Đề nghị giữ nguyên hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng theo Luật đất đai 2013 và quy định cụ thể từng khu vực, cơ quan có trách nhiệm xác nhận hạn mức. Lý do: dự thảo Luật cho phép hộ gia đình, cá nhân “tập trung đất nông nghiệp” theo quy định tại Điều 185 dự thảo Luật.
   Ý kiến 3: Đề nghị không giới hạn hạn mức để huy động được nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy và phát triển sản xuất nông nghiệp thì việc dự thảo Luật xây dựng là phù hợp, nhưng cũng cần suy xét đến công tác quản lý cũng như có cần quy định về thẩm quyền cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa theo diện tích cho phép được chuyển nhượng hay không?
    z4188537915588_128328465b909b5a63fe38173e020b2d.jpg
                  Khảo sát công tác bảo vệ rừng đối với đất lâm trường

    Thực tế trong thời gian qua khi người dân chuyển quyền sử dụng đất lúa phải yêu cầu địa phương xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng tại thành phố (như Biên Hòa) không có đất lúa và không có cơ sở xác nhận. Đại biểu đề nghị căn cứ căn cước công dân để xác định và không đặt ra các thủ tục hành chính đồng thời không mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng Lúa vì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đảm bảo đất sản xuất cho người nông dân.
    Về đất có nguồn gốc nông, lâm trường (Điều 175), tại dự thảo quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sử dụng vào mục đích theo quy hoạch sử dụng đất trong đó có nội dung công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất là người đang sử dụng đất là người nhận khoán, người đang thuê sử dụng đất (điểm c khoản 3 Điều 175). Đề nghị cơ quan soạn thảo xem lại vì theo giải thích từ ngữ tại khoản 37 Điều 3 dự thảo Luật quy định Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho người đang sử dụng đất ổn định đối với thửa đất xác định theo quy định của Luật này, như vậy đối tượng người nhận khoán, người đang thuê sử dụng đất sẽ không thỏa mãn về điều kiện này.
    Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Xuân Lộc nói riêng, diện tích đất có nguồn gốc UBND tỉnh thu hồi của các nông, lâm trường, đơn vị quân đội bàn giao về địa phương theo Luật đất đai 1993, 2003 khá lớn; chưa được lập phê duyệt phương án, diện tích đất này thực tế do người dân sử dụng từ trước thời điểm các nông, lâm trường, đơn vị quân đội thu hồi, bàn giao địa phương quản lý. Hiện trạng người dân đã sinh sống ổn định nhiều năm (Nông trường Thọ Lộc Xuân Thọ, Lâm trường Suối Cao, Cọ Dầu Xuân Hưng Xuân Hòa..….) để giải quyết trường hợp này ngay say khi Luật mới có hiệu lực đề nghị bổ sung quy định với quan điểm như sau: “Hộ gia đình, cá nhân có khó khăn, đang sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, không có kế hoạch thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, nguồn gốc do thu hồi của nông lâm trường, xí nghiệp nhà nước, đơn vị quân đội bàn giao về địa phương quản lý trước ngày 01/4/2014 thì xem xét công nhận quyền sử dụng đất”.
    Bên cạnh đó, có ý kiến khác cho rằng việc công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất là người nhận khoán ....quy định tại điểm c khoản 3 điều này là không phù hợp, đề nghị nghiên cứu, rà soát và điều chỉnh cho phù hợp.
    Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 3, như sau: “Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống, canh tác trên diện tích theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 Luật này”.
    Nguyễn Thị Oanh