Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Hình thức và trình tự thực hiện chất vấn và giải trình

Đăng ngày: 27/04/2023
​Về chất vấn, có hai hình thức là trả lời trực tiếp và bằng văn bản
 

​     Về chất vấn, có hai hình thức là trả lời trực tiếp và bằng văn bản. Thường trực Hội đồng nhân dân cho trả lời bằng văn bản trong 03 trường hợp gồm: Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp; Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh; Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp nhưng chưa được trả lời tại phiên họp. Về giải trình chỉ có một hình thức là trả lời trực tiếp.
    Về ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn, hoạt động giải trình, theo quy định, chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên chất vấn, phiên giải trình, Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn, kế hoạch tổ chức giải trình để​ gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan hữu quan và người bị chất vấn, giải trình. Kế hoạch nêu rõ nhóm vấn đề chất vấn, vấn đề giải trình, các nội dung có liên quan, người bị chất vấn, giải trình, thời gian, địa điểm tổ chức chất vấn, giải trình, thành phần tham dự.

    z4258283962662_2f522c348b4be1c9b087e7756e1ee32c.jpg

Đại biểu đặt vấn đề tại một phiên họp Thường trực


  Về trình tự thực hiện, phiên họp chất vấn được tiến hành theo trình tự sau: (1) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn; (2) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được uỷ quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập nếu có; (3) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời.
     Phiên họp giải trình được tiến hành theo trình tự sau: (1) Chủ toạ nêu nội dung yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình; (2) Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng n​hân dân tham dự nêu yêu cầu giải trình; (3) Người giải trình  có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu; (4) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến; (5) Chủ toạ tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình.

    z3943055812764_abe9d463a5d9e814872db33149623300.jpg
Lãnh đạo sở Tài Chính trao đổi về vấn đề đại biểu đặt ra

    Về kết quả phiên chất vấn, phiên giải trình, kết thúc phiên chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc ban hành kết luận về chất vấn nếu xét thấy cần thiết. Trường hợp Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định ban hành kết luận về chất vấn thì kết luận được lấy ý kiến thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, các cơ quan có liên quan để hoàn thiện trước ban hành. Đối với trả lời chất vấn bằng văn bản: Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
    Kết thúc phiên giải trình, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Kết luận của Thường trực  Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, người được yêu cầu giải trình và cơ quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân, trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
    Từ những vấn đề trên có thể thấy, hoạt động chất vấn và hoạt động giải trình cùng đều thực hiện là dưới dạng hỏi và trả lời, tuy nhiên, cần phân biệt và định hướng rằng hoạt động chất vấn tập trung vào làm rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được chất vấn; còn giải trình tập trung làm rõ những vướng mắc, tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị có liên quan.
    Nội dung yêu cầu giải trình có thể rộng hơn, bao quát chức năng nhiệm vụ của cả một ngành, một cơ quan, một lĩnh vực; trong khi vấn đề đưa ra chất vấn có thể là những nội dung rất cụ thể và thông thường chất vấn về những tồn tại, yếu kém, bất cập… Trong phiên chất vấn, người chất vấn chỉ có thể là cá nhân mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân, không phải tập thể Thường trực, các Ban của Hội đồng nhân dân hay tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân phải xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn. Còn trong phiên giải trình, Thường trực Hội đồng nhân dân ngoài vai trò là người chủ trì phiên họp còn phải là người trực tiếp đưa ra yêu cầu giải trình. Các đại biểu Hội đồng nhân dân khác được mời dự phiên giải trình cũng có thể nêu yêu cầu giải trình bổ sung, nhưng người yêu cầu giải trình chính vẫn phải là Thường trực Hội đồng nhân dân.
     Vấn đề khác cần phải lưu ý là phiên chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp các câu hỏi của người chất vấn, xác định rõ trách nhiệm đối với vấn đề người chất vấn nêu, cam kết áp dụng các biện pháp có thể để khắc phục, thời hạn khắc phục những yếu kém, bất cập mà đại biểu đã nêu. Còn trong phiên giải trình, người giải trình có thể thuyết minh, cung cấp thông tin về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình hoặc cơ quan mình; giải thích, cung cấp thêm thông tin, trình bày rõ kết quả thực hiện của cơ quan, đơn vị, việc phối hợp với các cơ quan có liên quan và làm rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao… Qua đó cùng hướng tới mục tiêu giải quyết những vướng mắc, hạn chế nếu có, thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị; thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng địa phương; góp phần làm phong phú hoạt động và tăng tính thực quyền của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Hoài Phương