Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 110-Qúy II-2016

Hoàn thành việc tách Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh thành: Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh

Đăng ngày: 24/10/2016
​Quay ngược trở lại lịch sử thành lập mô hình Văn phòng giúp việc cho cơ quan dân cử tại cấp tỉnh cho thấy, trong thời gian 15 năm trở lại đây có đến 4 lần thay đổi về tổ chức bộ máy, và lần thứ 4 chính là lần gần đây nhất, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh (Văn phòng chung) vào ngày 01/01/2016 theo Nghị quyết số 1097/2015/NQ-UBTVQH13 của UBTVQH khóa XIII, Văn phòng HĐND tỉnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ Văn phòng chung, theo Quyết định số 21/QĐ-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh ngày 25/5/2016.
 

​     Như chúng tôi đã phân tích tại Bản tin số trước, sự thay đổi thường xuyên mô hình tổ chức bộ máy của Văn phòng phần nào sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, lần thay đổi này đã được trông đợi từ lâu vì những khó khăn, bất cập của mô hình Văn phòng chung. Đánh giá chung về mô hình Văn phòng giúp việc qua các thời kỳ cho thấy Văn phòng riêng (gọi là Văn phòng HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH) như thời kỳ 2005-2008 là phù hợp nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chức năng nhiệm vụ rạch ròi nên hoạt động hiệu quả nhất.  Lý luận và thực tiễn đều chứng minh việc tách Văn phòng là chủ trương đúng đắn, khách quan, hợp quy luật. Chính vì vậy, việc thực hiện chủ trương này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong tổ chức và hoạt động tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH và cho HĐND tại cấp tỉnh trong thời gian tới.

     Về thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội có Văn phòng giúp việc gọi là Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thực hiện tinh thần đó, Nghị quyết 1097/2015/NQ-UBTVQH13 đã ra đời quy định thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, theo đó, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh sau khi được thành lập có: Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng; số công chức còn lại làm việc theo chế độ chuyên viên, không thành lập các phòng, đơn vị trực thuộc Văn phòng. 

tachvp1.jpg
Công chức Văn phòng có đóng góp vào hoạt động Quốc hội nhận kỷ niệm chương​
 

     Về biên chế, theo Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 quy định, biên chế công chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai có không quá 10 (mười) người. Tùy theo khối lượng và tính chất công việc, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh xin ý kiến Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và báo cáo để Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định việc sử dụng thêm lao động hợp đồng. Đến ngày 31/12/2015, biên chế công chức, nhân viên phục vụ trực tiếp cho Đoàn ĐBQH tỉnh là 14 người (gồm 01 Phó Chánh Văn phòng, 06 công chức Phòng Công tác ĐBQH, 02 công chức làm nhiệm vụ Kế toán và Văn thư, 05 nhân viên làm việc Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, trong đó có 02 nhân viên lái xe hưởng lương VPQH, 03 nhân viên Hợp đồng làm bảo vệ (02) và tạp vụ (01) đang hưởng lương do Ngân sách tỉnh Đồng Nai cấp). Như vậy, so sánh với quy định hiện hành, biên chế công chức chính thức của Văn phòng Đoàn ĐBQH chỉ có 09 người, thiếu 01 người. 

     Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh: số 377, đường 30/4 phường Quyết Thắng, Tp.Biên Hòa. Nguồn kinh phí Văn phòng Quốc hội cấp và Ngân sách địa phương hỗ trợ cho Đoàn ĐBQH tỉnh và bộ phận Văn phòng phục vụ trực tiếp cho Đoàn ĐBQH tỉnh thì bàn giao cho Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh quản lý, sử dụng. 

    Đối với pháp nhân còn lại sau khi Văn phòng Đoàn ĐBQH đã tách ra, Nghị định 48/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ ra đời nhưng không quy định việc thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai mà chỉ quy định về chức năng nhiệm vụ, biên chế, tổ chức bộ máy. Nguyên nhân là, tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã định rõ tên cơ quan tham mưu cho HĐND tỉnh là Văn phòng HĐND tỉnh mà không quy định ai sẽ thành lập pháp nhân này, Luật chỉ giao Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, biên chế, cơ cấu tổ chức và bộ máy để cơ quan này hoạt động. Trong khi đó, ngay tại Nghị quyết 1097/2015/NQ-UBTVQH13 về thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh (ban hành sau Luật tổ chức chính quyền địa phương đã có hiệu lực), cũng chỉ mới gọi là “bộ máy giúp việc cho HĐND tỉnh”. Trên cơ sở những căn cứ pháp lý như trên, thành lập pháp nhân Văn phòng HĐND tỉnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giúp việc cho HĐND tỉnh, không nhầm lẫn với mô hình Văn phòng chung, Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Văn phòng HĐND tỉnh trên cơ sở tách ra từ Văn phòng chung. Về chức năng nhiệm vụ và biên chế, tổ chức bộ máy sẽ tuân thủ Nghị định 48/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2015.

tachvp2.jpg
Thường trực HĐND tỉnh khóa IX ra mắt, trong đó có Chánh Văn phòng HĐND tỉnh​
 

    Căn cứ theo Nghị định 48/2016/NĐ-CP, Văn phòng HĐND tỉnh Đồng Nai sẽ có Chánh Văn phòng là Đại biểu HĐND tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, là người đứng đầu Văn phòng quản lý điều hành công việc chung của Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; phối hợp với người đứng đầu các Ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để giải quyết những công việc có liên quan. Tại kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Đồng Nai khóa IX vừa qua, HĐND đã bầu ông Nguyễn Trung Thành- Đại biểu HĐND tỉnh thuộc đơn vị bầu cử số 27 làm Chánh Văn phòng HĐND tỉnh kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2016.

    Theo quy định, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh có không quá 02 Phó Chánh Văn phòng. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm Điều hành các hoạt động của Văn phòng. Về thẩm quyền bổ nhiệm, Phó Chánh Văn phòng sẽ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Văn phòng. Về tổ chức bộ máy, Văn phòng có hai phòng là Tổng hợp và Hành chính-Tổ chức- Quản trị (theo đúng mô hình Văn phòng HĐND tỉnh giai đoạn 2005-2008), mỗi phòng có trưởng phòng và 01 phó phòng. Số lượng biên chế do địa phương sắp xếp cho phù hơp với đặc điểm yêu cầu của đơn vị. 

    Với quy định như trên, tại Đồng Nai hiện nay tương đối thuận lợi trong việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy và sắp xếp cán bộ. Sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Văn phòng có một số công chức trưởng, phó các phòng đã trúng cử đại biểu HĐND tỉnh và bầu giữ các chức vụ đại biểu HĐND tỉnh chuyên trách, vì thế tại Văn phòng HĐND tỉnh, hiện có 02 Phó Chánh Văn phòng, 02 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng, tức là số lượng công chức có chức vụ vừa đủ theo cơ cấu quy định tại Nghị định 48. Đây là điểm tương đối thuận lợi so với nhiều địa phương khác, do trước đây mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy không thống nhất trong toàn quốc, có địa phương có 5 phòng, 8 phòng, mỗi phòng có nhiều phó trưởng phòng, vì thế việc sắp xếp kiện toàn lại mô hình hai Văn phòng riêng đợt này dự kiến sẽ gặp khó khăn cho nhiều địa phương trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ.

    Về nguồn kinh phí, Văn phòng HĐND tỉnh được giao quản lý, sử dụng Ngân sách địa phương cấp cho hoạt động của HĐND tỉnh và bộ phận Văn phòng phục vụ trực tiếp cho HĐND tỉnh. Về trụ sở làm việc của Văn phòng HĐND tỉnh: tiếp tục thực hiện tại tầng 02 trụ sở Khối Nhà nước tỉnh, số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, Tp.Biên Hòa. Quản lý trụ sở do Ban quản lý trụ sở Khối Nhà nước thực hiện.

    Trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy với chức năng nhiệm vụ tương ứng của các tổ chức trực thuộc Văn phòng như trên, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh sẽ điều chỉnh lại Quy chế làm việc của Văn phòng và bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ theo quy định.

      Kim Chung