Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Hoạt động chất vấn và hoạt động giải trình

Đăng ngày: 27/04/2023
​Quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có đề cập đến việc tổ chức hoạt động chất vấn và giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân
 

​    Chất vấn và giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân là hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định tại khoản 2 và khoản 4, Điều 66, Mục 2, Chương III, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Theo đó, hoạt động “chất vấn” hay “giải trình” đều là một trong những hình thức giám sát, cùn​g do một chủ thể đứng ra tổ chức thực hiện là Thường trực Hội đồng nhân dân dưới hình thức là phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân.
    z3636099539657_d206196b5725a4a5310fe2dcd481d577.jpg
Nắm tình hình thực tế là nguồn thông tin cho giải trình, chất vấn

 
    Tuy nhiên, giữa quy định về chất vấn và giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân có một số điểm khác biệt về khái niệm và căn cứ pháp lý như sau:
    Về Chất vấn: Tại khoản 7, Điều 2 của Luật giải thích như sau: Chất vấn là việc đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.
     Về giải trình tại phiên họp Hội đồng nhân dân: Tại khoản 8, Điều 2 của Luật giải thích như sau: Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này.
   IMG_3148.JPG
                  Đại biểu đi thực tế và ghi chép cẩn thận thông tin


    Về căn cứ pháp lý, chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân được quy định tại khoản 7 Điều 2, Điều 69 của Luật và hướng dẫn thực hiện tại Điều 11 và Điều 12 Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
    Trong khi đó, giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định tại khoản 8, Điều 2 và Điều 72 của Luật và hướng dẫn thực hiện tại Điều 13 Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
    Nội dung yêu cầu giải trình có thể rộng hơn, bao quát chức năng nhiệm vụ của cả một ngành, một cơ quan, một lĩnh vực; trong khi vấn đề đưa ra chất vấn có thể là những nội dung rất cụ thể và thông thường chất vấn về những tồn tại, yếu kém, bất cập… 
   Hiểu về khái niệm, căn cứ pháp lý của hai hoạt động trên sẽ giúp cho việc tổ chức, điều hành phiên họp cũng như việc chọn nội dung được chính xác; hoạt động có hiệu quả.

Hoài Phương