Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Hoạt động Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai năm 2008

Đăng ngày: 10/02/2009
Tham gia góp ý có kết quả vào 14 dự án luật thông qua tại các kỳ họp Quốc hội trong năm 2008; đã tổ chức 03 Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; 74 hội nghị tiếp xúc cử tri với 10.140 lượt cử tri tham dự, có 634 ý kiến, kiến nghị …
Đồng chí Lê Hồng Phương, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá hoạt động năm 2008 của Đoàn
Năm qua, trên các lĩnh vực hoạt động ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai luôn thực hiện tốt Quy chế hoạt động của mình. Ngoài hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội, ở địa phương các ĐBQH và Đoàn ĐBQH đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng các dự án luật; giám sát việc thực thi pháp luật và tham gia các đoàn giám sát của các Ủy ban Quốc hội tổ chức giám sát tại địa phương; tiếp xúc cử tri trên địa bàn và tiếp dân, tiếp nhận, xử lý và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo công dân của cơ quan có thẩm quyền... Các hoạt động trên ngày càng đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả và từng bước nâng cao vị trí, vai trò của ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh.
  
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong trong thời gian tới là:
    Đối với hoạt động lập pháp: Nội dung góp ý kiến tham gia vào các dự án luật chất lượng chưa cao do năng lực các chuyên gia, đơn vị phối hợp thực hiện có mặt còn hạn chế. Qua các hội thảo, hội nghị nội dung ý kiến đóng góp tham gia vào các dự án luật đạt yêu cầu còn thấp (chỉ 5/14 dự án luật đạt yêu cầu, chiếm tỉ lệ 35,71%).
    Đối với hoạt động giám sát: Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trên các lĩnh vực chưa thường xuyên. Các cuộc giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thiếu chiều sâu, thời gian giám sát ngắn, chủ yếu dựa vào các văn bản báo cáo, chưa sâu sát với cơ sở, hình thức giám sát thiếu phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, các kiến nghị sau giám sát chưa được chính quyền địa phương quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời theo quy định Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội; Chưa tổ chức thực hiện việc khảo sát, giám sát tình hình thực thi pháp luật về khiếu nại tố cáo và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phân định phối hợp về nội dung, thời gian giám sát giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh nên bên cạnh mặt tích cực của các cơ quan dân cử đã xuất hiện sự quá tải, chồng chéo diễn ra dồn dập tại địa phương.
    Về công tác tiếp dân: Đa số đại biểu Quốc hội trong Đoàn là kiêm nhiệm (9/10), tập trung công tác chuyên môn là chính, chưa dành thời gian thỏa đáng và thật sự chủ động trong công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện tốt quy chế hoạt động của mình theo luật định. Bên cạnh đó Bộ phận phục vụ do trình độ năng lực còn hạn chế, thiếu kiến thức chuyên sâu trên một số lĩnh vực nên việc tham mưu, thu thập và xử lý thông tin phục vụ các hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh có nơi, có lúc chưa đảm bảo yêu cầu, không kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

   Thu Hương