Ngày 23 tháng 11 năm 2024 - 15:1:51 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh, kiểm tra 9 tháng năm 2007 tại Sở Tài Nguyên - Môi trường. Đăng ngày: 23/02/2008
Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên - Môi trường (Sở TNMT) với Đoàn giám sát của Ban Pháp che HĐND tỉnh ngày 04-10, trong 9 tháng Sở TNMT đã tiếp 126 lượt người đến khiếu nại, phản ánh (không có tố cáo).
|
Ông Phạm Ngọc Tuấn-Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh ( đứng) phát biểu tại buổi làm việc | Nội dung khiếu nại, phản ánh nhiều nhất là về lĩnh vực đất đai chiếm 90,47%, địa bàn có khiếu nại, phản ánh nhiều nhất là thành phố Biên Hòa 55 lượt, thứ 2 là huyện Vĩnh Cửu 13 lượt, các huyện còn lại có từ 5 đến 7 lượt; Tổng số đơn tiếp nhận được là 123 đơn, đã xử lý 102 đơn, còn tồn 21 đơn đang xác minh, xử lý; làm tốt công tác tham mưu, thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh về giải quyết khiếu nại, tố cáo: đã giải quyết 54/66 văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; hiện đang triển khai thực hiện 12 văn bản do mới nhận, đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên qua theo dõi công tác giải quyết KNTC, các tài liệu thông tin mà qua giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã thu thập được, cho thấy: Công tác tiếp công dân, xử lý, theo dõi, tham mưu giải quyết đơn thư KN-TC của Sở TNMT van còn hạn chế cần phải chấn chỉnh, khắc phục như: trong 9 tháng đầu năm 2007 lãnh đạo Sở mới tiếp được 4/126 lượt công dân, chỉ chiếm 3,1% số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; Chưa nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chu tịch UBND tỉnh về tham mưu, giải quyết khiếu nại tố cáo, có trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo nhiều lần, kéo dài nhiều tháng nhưng vẫn không thực hiện, ví dụ như trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Ngọc thành với ông Nguyễn Văn Cao tại phường Bửu Hoà, thành phố Biên Hoà, Chủ tịch UBND tỉnh phải ban hành 4 văn bản chỉ đạo (từ tháng 6/2006 đến tháng /01/2007); hay như trường hợp của ông Phạm Văn Mạnh ngụ tại quận 4, TP HCM ... Ngoài ra, Có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo do các cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Sở TNMT để kéo dài nhiều tháng không giải quyết cũng không có phản hồi cho cơ quan chuyển đơn. Cá biệt có trường hợp để keo dài hơn một năm vẫn chưa tham mưu, giải quyết, trả lời cho người khiếu nại, để người dân phải gửi đơn khiếu nại nhiều nơi, nhiều cấp kể cả trung ương và báo đài, như trường hợp của ông Phạm Duy và bà Lê Thị Cúc ngụ tai TP HCM ... vấn đề này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh trong thời gian tới.
Về công tác thanh, kiểm tra, tuy với điều kiện cán bộ thanh tra Sở chỉ có 17 người nhưng trong 9 tháng đã tổ chức được 280 cuộc thanh, kiem tra. Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện được nhiều sai phạm, nhất là về lĩnh vực môi trường, quản lý sử dụng đất của các tổ chức. Điển hình như việc Công ty liên doanh Bochang Donatour không sử dụng diện tích 1.066.883m2 đất từ năm 1994; việc yếu kém, buông lỏng về quản lý nhà nước về đất đai của UBND huyện Thống Nhất (cũ) nay là Trảng Bom đối với khu vực xưởng Thạch Cao Nam Sơn; việc quản lý sử dụng đất của Công ty Mía đường La Ngà chưa đung với quy định pháp luật để người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở và các công trình trên đất; trong thủ tục hành chính còn yêu cầu người dân cung cấp một số giấy tờ không cần thiết khi xin đăng ký cấp giấy CNQSDĐ; Về lĩnh vực môi trường bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt các quy định về bảo vệ môi trường, như các doanh nghiệp tại KCN Amata và KCN Loteco vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nên đã vi phạm các quy định về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, không đầu tư hoặc đầu tư xử lý chất thải (khí thải, nước thải, bụi, tiếng ồn...) ví dụ như: Công ty liên doanh men thực phẩm Mauri La Ngà và Công ty cổ phần mía đường La Ngà ở huyện Định Quán, DNTN giấy Thiên An ở huyện Vĩnh Cửu đã xả nước thải vào hồ Trị An ... Vì vậy, trong thời gian tới Sở TNMT cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra nhất là về lĩnh vực môi trường, khai thác khoáng sản, quản lý sử dụng đất. Sau thanh tra, kiểm tra phải nhanh chóng có kết luận, xử lý nghiêm các các sai phạm; công khai kết luận thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, nhất là đối với các kiến nghị, xử lý không phải phạt tiền.
Ngoài ra, theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường cho thấy, công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai ở cấp huyện vẫn có trường hợp xác định không đúng thẩm quyền (giữa UBND và TAND), hồ sơ giải quyết khiếu nại không đầy đủ, giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng không tổ chức đối thoại, vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại - tố cáo, dẫn đến người dân liên tục khiếu nại, khiếu nại vượt cấp; chưa thực hiện tốt công tác hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở theo quy định tại điều 135 Luật đất đai năm 2003 và tại điều 161 Nghị định 181... Vì vậy, phải có hướng dẫn và tăng cường công tác hoà giải ở cơ sở ...
Sĩ Tiến
|
|
|